Cập nhật cổ phiếu GDM: Trả cổ tức năm 2019 bằng tiền, tỷ lệ 10%

Công ty cổ phần Gemadept (GMD – sàn HOSE) vừa thông báo chia cổ tức bằng tiền năm 2019. Theo chuyên gia đánh giá, dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như cân đối đánh giá các tác động rủi ro có thể xảy ra, chuyên gia khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu GDM.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

GDM chốt cổ tức tiền mặt 10%

Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng được doanh nghiệp này thông báo là ngày 04/09/2020, ngày thanh toán là 23/09/2020 với tỷ lệ cổ tức tiền mặt là 10% (01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).

GDM thông báo chia cổ tức bằng tiền năm 2019.
GDM thông báo chia cổ tức bằng tiền năm 2019.

Theo thông tin từ Đầu tư Chứng khoán được biết, gần đây, cổ đông quỹ ngoại VI (Vietnam Investment) Fund II L.P vừa thông báo đăng ký mua hơn 16,5 triệu cổ phiếu GMD. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức đặt lệnh trên sàn chứng khoán, giao dịch thỏa thuận hoặc các phương thức khác. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 04/08 đến ngày 29/08/2020.

Trước khi đăng ký mua, quỹ VI Fund II đang sở hữu 42,86 triệu cổ phiếu GMD, tương ứng đang sở hữu 14,44% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nếu giao dịch thành công, quỹ sẽ tăng sở hữu lên 20% vốn điều lệ.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.208 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt gần 282 tỷ đồng.

Năm 2020, Gemadept xây dựng 2 kịch bản cho kế hoạch kinh doanh dựa vào chỉ số GDP. Theo đó, kịch bản thứ nhất GDP năm 2020 đạt 4,8% thì Gemadept dự kiến doanh thu đạt 2.150 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019 còn lợi nhuận sau thuế giảm 29% xuống còn 500 tỷ đồng. Kịch bản thứ 2 khi GDP năm 2020 đạt 4%, Gemadept dự báo doanh thu giảm 24% so với năm 2019 xuống còn 2.000 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế giảm đến 39% xuống còn 430 tỷ đồng.

Như vậy, dù tính theo kịch bản nào thì kết thúc quý 2 Gemadept đều đã hoàn thành 50% chỉ tiêu lợi nhuận theo kịch bản 1 và hơn 58% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm theo kịch bản thứ 2.

Tương lai doanh nghiệp kỳ vọng vào cảng Gemalink

Theo KBSV, 6 tháng đầu năm 2020, tổng trọng tải và số lượt tàu cập cảng của GMD lần lượt giảm 12.3% yoy và 3.0% yoy. Nguyên nhân chính đến từ ảnh hưởng của dịch Covid 19, cùng với việc cảng Nam Đình Vũ bị mất một số đối tác dưới áp lực cạnh tranh của cụm cảng Lạch Huyện. Trong khi đó, cảng Nam Hải và Nam Hải Đình vũ có sự cải thiện với tổng trọng tải cập cảng tăng lần lượt 8.2% và 14.5% yoy.

Nguồn: KBSV
Nguồn: KBSV

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu Q2/2020 đạt 607 tỷ VND, giảm 9.1% yoy. Doanh thu tài chính chỉ đạt 5 tỷ VND, giảm mạnh so với cùng kì đạt 93 tỷ VND do không ghi nhận các khoản lãi từ thanh lý khoản đầu tư khiến lợi nhuận sau thuế Q2/2020 chỉ đạt 128 tỷ VND, giảm 36.6% yoy. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 1,208 tỷ VND, giảm 6.9% yoy, trong đó doanh thu mảng khai thác cảng giảm 13.5% yoy cùng với doanh thu tài chính giảm mạnh khiến LNST đạt 250 tỷ VND, giảm 27.9% Yoy.

Cập nhật cổ phiếu GDM: Trả cổ tức năm 2019 bằng tiền, tỷ lệ 10% - Ảnh 1
Nguồn: KBSV
Nguồn: KBSV

Tại Đại hội cổ đông thường niên, GMD đặt kế hoạch theo 2 kịch bản với doanh thu giảm lần lượt 19% yoy và 24% yoy, LNTT giảm lần lượt 29% yoy và 39% yoy. Như vậy, 6 tháng đầu năm, GMD đã hoàn thành 56% kế hoạch doanh thu và LNTT theo kịch bản lạc quan.

Nửa đầu năm tài chính 2020 (1H2020), mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch, tổng trọng tải cập cảng khu vực Hải Phòng đạt 65.2 triệu tấn, tăng 7% yoy; số lượt tàu cập cảng đạt 5,421 tàu, giảm 3.1% yoy. Tuy nhiên, tăng trưởng hầu hết đến từ cụm cảng Lạch Huyện trong khi các cảng khác đều suy giảm hoặc tăng không đáng kể.

Nguồn: KBSV
Nguồn: KBSV

Theo quan điểm của KBSV, sản lượng tại cụm cảng Hải Phòng nói chung và GMD nói riêng sẽ hồi phục sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát dựa trên các yếu tố:

Thứ nhất, Tác động tích cực từ hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại khác. Theo nghiên cứu của bộ kế hoạch đầu tư, EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu Việt Nam tăng lần lượt 42.7% và 33.1% đến năm 2025;

Thứ 2, Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Diễn biến chiến tranh thương mại và dịch Covid-19 khiến các quốc gia xem xét thay đổi địa điểm các cơ sở sản xuất để tránh chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc và Việt Nam là một điểm đến triển vọng nhờ lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp.

Dự án cảng nước sâu Gemalink tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vẫn đang được triển khải đúng tiến độ, đã hoàn thành khoảng 80%, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ 1Q/2021. Hiện dự án đã giải ngân khoảng 38% tổng nợ tương đương 1,800 tỷ VND. Theo ước tính của KBSV, nếu chạy hết công suất thì Gemalink sẽ đem lại cho GMD khoảng 550 tỷ VND lợi nhuận mỗi năm. Với nhu cầu dịch vụ cao ở khu vực Cái Mép Thị Vải, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, KBSV kì vọng Gemalink sẽ chạy tối đa công suất vào năm 2023.

Tại hội nghị trực tuyến lấy ý kiến sửa đổi bổ sung cho thông tư 54/2018/TTBGTVT, nhiều khả năng giá dịch vụ cảng biển tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và Lạch Huyện sẽ điều chỉnh tăng 10% tính từ đầu năm 2021 với lí do: Giá làm hàng tại cảng nước sâu Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các nước khác; Các hãng tàu đang thu phí THC ( Terminal Handling Charges) cao và chỉ trả cho cảng 40-45%. GMD sẽ hưởng lợi đồng thời tại 2 khu vực: Phí tăng giúp tăng hiệu quả kinh doanh khi cảng Gemalink đi vào hoạt động; Phí cụm cảng Lạch Huyện tăng giúp tăng sức cạnh tranh cho các cảng hạ nguồn và thượng nguồn trong đó có các cảng của GMD.

Theo KBSV, chúng tôi sử dụng phương pháp định giá tổng từng phần của GMD bao gồm: Hoạt động kinh doanh cốt lõi + lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết; Dự án Gemalink; Tài sản ngoài cốt lõi.

KBSV sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi và dự án Gemalink do đây đều là các mảng cho kết quả kinh doanh và dòng tiền ổn định, có thể dự báo trước.

Đối với mảng cao su, KBSV định giá dựa trên giá trị sổ sách khoản đầu tư và chiết khấu 30% do triển vọng không tích cực của ngành cao su và khả năng thoái vốn mảng cao su trong trung hạn của GMD là rất thấp.

Đối với mảng bất động sản, chúng tôi định giá theo giá trị khu đất hiện tại của dự án Saigon Gem do không nắm được thông tin chi tiết về dự án cùng với các vấn đề liên quan đến pháp lý đang gây trở ngại cho tiến trình thực hiện dự án.

Cũng theo KBSV, GMD là doanh nghiệp đầu ngành khai thác cảng biển của Việt Nam. KBSV đánh giá tiềm năng tăng trưởng của GMD còn lớn dựa trên triển vọng chung của ngành cảng biển cùng với việc mở rộng công suất khai thác tại khu vực cảng Hải Phòng và khu vực Cái Mép Thị Vải.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như cân đối đánh giá các tác động rủi ro có thể xảy ra, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu GMD. Giá mục tiêu cho năm 2021 là 25,800 VND/cp, cao hơn 12.4% so với giá ngày 19/08/2020.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên như là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Tạ Thành