Theo đó, về tình hình tài chính, tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của MSB đạt hơn 267 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Tăng trưởng tín dụng đạt 22,43% thuộc nhóm cao nhất ngành, với danh mục tín dụng được phân bổ đa dạng, tập trung những ngành cốt lõi của nên kinh tế, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cũng giảm dần tỷ lệ cho vay bất động sản trong danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp khi tỷ trọng này giảm từ mức 13,5% năm 2022 xuống 12,2% năm 2023.
Bên cạnh đó, mảng chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận tăng trưởng 20%, từ mốc 31,6 nghìn tỷ đồng cuối năm 2022 lên 37,9 nghìn tỷ đồng kết thúc năm 2023 với 96% tổng danh mục là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành. Sau khi hiện thực hóa lợi nhuận một phần lớn danh mục Trái phiếu chính phủ trong năm 2022, MSB thiết lập lại danh mục đầu tư mới và tiếp tục gia tăng nguồn thu cho năm 2023.
Về kết quả hoạt động, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của MSB năm 2023 đạt xấp xỉ 12,3 nghìn tỷ đồng trong năm qua, tăng 15% so với năm 2022 với thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 44% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 1,6 nghìn tỷ. Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng nhẹ 7% so với năm trước, đạt trên 1 nghìn tỷ đồng.
Về các chỉ số an toàn hoạt động, thanh khoản MSB duy trì ổn định và ghi nhận số liệu tích cực với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đạt 67,55%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (MTLT) chỉ 24,87%. Tỷ lệ nợ xấu NPL riêng lẻ giữ mức 1,77% trước CIC và 1,94% sau CIC, nợ cơ cấu Covid-19 chỉ còn 86 tỷ đồng, thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong việc kiểm soát nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước tác động của thị trường. Chỉ số an toàn vốn hợp nhất (CAR) của MSB tăng lên mức 12,76% từ mức 12,33% cuối năm 2022.
Kết thúc 2023, tổng thu thuần của MSB tăng trưởng 15%, cao hơn mức 9% của chi phí hoạt động, đưa chỉ số chi phí/doanh thu (CIR) của Ngân hàng xuống mức 39,16%, thấp hơn 2,23 điểm % so với cuối năm 2022. Đây cũng là kết quả từ các dự án số hóa mà MSB đầu tư trong các năm gần đây.
Từ những kết quả trên, cùng với việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động trong tình hình biến động của thị trường chung, MSB đạt mức lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 là 5.830 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một trong những động lực tăng trưởng kinh doanh của MSB đến từ các dự án số. Trong năm 2023, với khách hàng doanh nghiệp, MSB triển khai thành công việc số hóa toàn bộ hành trình cấp tín dụng (bao gồm thế chấp và tín chấp), phục vụ mọi nhu cầu cấp mới và tái cấp tín dụng; nâng tỷ lệ khách hàng trải nghiệm sản phẩm này trên kênh số lên 122%, điểm hài lòng khách hàng đạt 80,2/100.
Song song, MSB cũng từng bước hoàn thành dự án luồng cho vay thẳng (STP), tiến tới vay không điểm chạm với khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, hệ thống sẽ thực hiện tự động việc tra cứu thông tin doanh nghiệp, các tiêu chí về CIC và chấm điểm không có sự tác động của con người, từ đó tăng tốc độ xử lý tới 9 lần so v
Được biết, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được thành lập ngày 12/07/1991 tại TP. Hải Phòng. Năm 2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn phát triển mới với phạm vi hoạt động quy mô hơn. Năm 2019, Maritime Bank triển khai thay đổi toàn diện từ nhận diện thương hiệu đến mô hình trải nghiệm để trở thành ngân hàng đáng tin cậy, thấu hiểu khách hàng nhất và đạt lợi nhuận cao tại Việt Nam.
MSB hiện là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam với vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng. Hiện nay, Ngân hàng đầu tư mở rộng hệ thống mạng lưới với gần 280 phòng giao dịch, chi nhánh, cùng hơn 500 ATM trên khắp cả nước. Đồng thời phát triển các kênh giao dịch hiện đại như Internet banking, mobile banking, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mở thẻ tín dụng, thanh toán qua QR Code, Samsung Pay, phương thức xác thực thông minh bằng sinh trắc học, soft token...
Trong năm 2024, MSB định hướng tập trung hướng xây dựng ngân hàng xanh, hỗ trợ hiệu quả hơn các ngành kinh tế xanh, tiếp tục nghiên cứu và xây dựng sản phẩm mới cho tệp khách hàng có yếu tố phát triển bền vững.
Tiến Hoàng