Phân tích cổ phiếu đáng quan tâm ngày 13/10

Dừng lúc đóng cửa phiên 12/10, chỉ số VN-Index tăng 1,83 điểm (+0,2%) lên 925,83 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 0,37 điểm (0,04%) lên 874,9 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 127 mã tăng/295 mã giảm, ở rổ VN30 có 12 mã tăng, 16 mã giảm và 2 mã giữ tham chiếu. Bên cạnh đó nhóm midcap và smallcap giảm lần lượt 0,79% và 1,19%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dựa theo báo cáo phân tích một số cổ phiếu đáng quan tâm trước phiên 13/10 của một số công ty chứng khoán. Chúng tôi xin trích lược lại như sau:

BSC: Khuyến nghị đối với cổ phiếu BWE

Theo BSC, cổ phiếu BWE đang nằm trong xu hướng tích lũy ngắn hạn trong vùng giá 25-26. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, tuy nhiên lực và lực bán vẫn khá cân bằng trong phiên.

Chỉ báo MACD vẫn chưa có tín hiệu hồi phục trong khi chỉ báo RSI đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu đang vận động quanh dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn chưa hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế cổ phiếu tại quanh vùng giá 25.0-26.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 29.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 25.0.

1111111111111111

KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu VIC

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, cổ phiếu VIC tăng 0.3% lên 93,900 VNĐ/cổ phiếu.

Lãnh đạo Vinsmart, công ty con của tập đoàn Vingroup, cho biết doanh nghiệp này đang sản xuất điện thoại cho một nhà mạng lớn tại Mỹ, tuy nhiên, hãng chỉ gia công - đóng vai trò là một OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc). Lô hàng đầu tiên đã xuất khẩu đi Mỹ cách đây một tháng. Hợp đồng gia công này được VinSmart ký gần một năm trước, gồm 4 dòng điện thoại khác nhau, với số lượng khoảng 1.5 đến 2 triệu chiếc.

22222222222222

KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu HSG

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, cổ phiếu HSG tăng 0.6% lên 15,800 VNĐ/cổ phiếu.

HSG vừa công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV niên độ tài chính 2019-2020 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9). Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 400 tỷ đồng (gấp 4.8 lần cùng kỳ) với doanh thu 8,349 tỷ (+36% YoY). Sản lượng tiêu thụ quý IV ước đạt 525,227 tấn (+46% YoY).

3333333333333

MBS: Khuyến nghị đối với cổ phiếu GEX

MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GEX với giá mục tiêu 12 tháng khoảng 29.000 đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ bản ổn định trong 6 tháng đầu năm với doanh thu đạt 7.312 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 528 tỷ đồng lần lượt bằng 103% và 91% cùng kỳ năm trước. Công ty đã thực hiên thoái vốn tại lĩnh vực Logistics và hiện tại đang đẩy mạnh chào mua công khai cổ phần của Tổng công ty Viglacera (VGC) cho mục tiêu sở hữu chi phối tại VGC.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020. Mặc dù trước những khó khăn của dịch Covid-19, hoạt động của công ty vẫn có sự tăng trưởng nhẹ nhờ vào sự ổn định của lĩnh vực thiết bị điện, nước sạch và tăng trưởng của mảng sản xuất điện.

Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 7.312 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, linh vực điện năng có sự tăng trưởng mạnh 42% với doanh thu đạt 104 tỷ đồng do dự án điện mặt trời Ninh Thuận đi vào hoạt động từ giữa năm 2019 đã mang lại doanh thu cho công ty trong 6 tháng đầu năm 2020. Lĩnh vực thiết bị điện đạt doanh thu 6.069 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ, trong khi lĩnh vực nước sạch đạt 262 tỷ đồng, bằng 99% cùng kỳ năm trước và lĩnh vực logistics đạt 759 tỷ đồng doanh thu, giảm 4% so với cùng kỳ.

Trong khi doanh thu tăng 3%, giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn với 5% và đạt giá trị 6,093 tỷ đồng, giá vốn tăng hầu hết các lĩnh vực hoạt động, trong đó lĩnh vực nước sạch và sản xuất điện có mức tăng nhanh nhất. Kết quả là biên lợi nhuận tổng thể đạt 16,7%, giảm so với mức 18,1% cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính đạt 363 tỷ đồng, tăng mạnh 117% so với cùng kỳ năm trước, điều này nhờ vào hoạt động chuyển nhượng mảng logistics mang lại lợi nhuận. Trong khi đó, chi phí tài chính cũng tăng 45% và đạt 540 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay đạt 365 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước

Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 528 tỷ đồng và 420 tỷ đồng, bằng 91% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 351 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2019.

Dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2020. Với điều kiện thị trường hoạt động khả quan hơn trong nửa cuối năm 2020 khi dịch Covid 19 được kiểm soát, chúng tôi đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ổn định trở lại trong nửa cuối năm 2020. Dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm của công ty ở mức 15.706 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 825 tỷ đồng.

Trong 6 tháng cuối năm 2020, sán lượng sản xuất và kinh doanh vẫn có sự tăng trưởng ổn định, mặc dù vậy, hiệu quả hoạt động khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu đầu vào chính như Đồng, Nhôm đã tăng khá mạnh trong 3 tháng qua với lần lượt 26% và 13% đến giữa tháng 9/2020. Chúng tôi dự báo trong 6 tháng cuối năm, doanh thu lĩnh vực thiết bị điện đạt 7.865 tỷ đồng, lũy kế cả năm đạt mức 13.950 tỷ đồng.

Trong khi đó, đối với lĩnh vực sản xuất điện, trong nửa cuối năm 2020, dự kiến các nhà máy thủy điện sẽ hoạt động tốt hơn, sản lượng điện 6 tháng cuối năm dự kiến đạt 102,5 triệu kwh. MBS dự báo doanh thu sản xuất điện cả năm 2020 đạt khoảng 250 tỷ đồng.

Trong trường hợp công ty thực hiện thành công nâng sở hữu tại VGC lên 51%, chúng tôi dự báo doanh thu sẽ đạt mức 25,508 tỷ đồng (tính cho cả năm 2020), lợi nhuận trước thuế đạt 1,575 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.292 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 831 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần có thể đạt mức 1,770 đồng.

Công ty thực hiện chiến lược phát triển mở rộng sang lĩnh vực bất động sản cho thuê khu công nghiệp bằng cách mua chi phối vốn cổ phần của Tổng Công ty Viglacera (VGC). Hiện tại, công ty đã hoàn thành chào mua công khai thêm 94,61 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ 21,19%, với giá chào mua gần đây nhất là 23.500 đồng/cổ phần (sau khi đã nâng từ 17.700 đồng/cổ phần lên 21.500 đồng/cổ phần). Qua trao đổi, công ty đã thu xếp được bên bán, sau khi thực hiện thành công, tỷ lệ sở hữu của công ty sẽ đạt khoảng 46,11% và sẽ tiếp tục mua thêm để sở hữu đến 51% cho đến hết năm 2020, ngay cả khi không cần cổ đông lớn là Bộ Xây dựng thoái bán.

Thông qua việc thâu tóm VGC, MBS đánh giá sẽ tạo tiềm năng tăng trưởng to lớn cho GEX khi:

(i) Mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, là lĩnh vực đang được đánh giá có tiền năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới nhờ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam

(ii) Mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm dây và thiết bị điện, nước sạch và kinh doanh điện năng cho các khách hàng công nghiệp tại các khu công nghiệp hiện tại và phát triển trong tương lai.

(iii) Nguồn lực tài chính sẽ được củng cố, các hệ số tài chính sẽ tốt hơn dựa trên năng lực tài chính khá dồi dào hiện nay của VGC.

Tuy nhiên, MBS cũng lưu ý rằng hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp của VGC đang ở mức thấp hơn so với trung bình ngành trong khi GEX chưa thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Chúng tôi cho rằng sẽ cần phải có thời gian để GEX có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trong lĩnh vực phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Tạ Thành