VietJet đặt kế hoạch hòa vốn

Để thực hiện kế hoạch hòa vốn, Vietjet cho biết đã tập trung các giải pháp tối ưu hóa chi phí, phát triển mảng vận chuyển hàng hóa, thương mại tài chính tàu bay, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ mảng kinh doanh cốt lõi – vận tải hàng không.

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 27/6 tới, HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 36.000 tỉ đồng, doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 24.600 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 100 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt điểm hòa vốn.

Năm 2020 là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng thế giới đưa ra dự báo GDP sẽ giảm 5,2% trong năm nay. Thu nhập bình quân đầu người giảm 3,6% tại khoảng 90 quốc gia.

Những khó khăn này sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành hàng không thế giới nói chung và hàng không Việt Nam nói riêng. Do đó, BLĐ Vietjet cũng phải điều chỉnh các kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận phù hợp với tình hình thực tế. 

VietJet đặt kế hoạch hòa vốn - Ảnh 1

Để thực hiện kế hoạch hòa vốn, Vietjet cho biết đã tập trung các giải pháp tối ưu hóa chi phí, phát triển mảng vận chuyển hàng hóa, thương mại tài chính tàu bay, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ mảng kinh doanh cốt lõi – vận tải hàng không.

Đến cuối năm, Vietjet dự kiến khai thác đội tàu bay 90 chiếc (tăng 12 máy bay so với hiện nay) với hơn 118.000 chuyến bay và vận chuyển hơn 20 triệu hành khách. Kế hoạch tăng trưởng đội tàu bay được xây dựng dựa trên giả định mạng bay quốc tế trở lại, định hướng phát triển và quy mô của công ty...

Năm nay, hãng bay giá rẻ này đặt mục tiêu mở rộng và phát triển vững chắc mạng bay cả nội địa và quốc tế nhằm củng cố vị trí hãng vận tải nội đại hàng đầu, cũng như tăng khai thác các đường bay hiệu quả. Tính đến cuối năm 2019, Vietjet chiếm khoảng 42,2% thị phần hàng không tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hãng cũng cho biết đầu tư phát triển thương mại điện tử, đa dạng hóa các phương án tài trợ vốn...

Năm ngoái, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietjet lần lượt đạt hơn 50.600 tỷ đồng và 4.569 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phụ trợ (gồm các khoản ký gửi hành lý, phụ phí, doanh thu vận chuyển hàng hóa, bán hàng trên máy bay) và doanh thu quảng cáo góp phần quan trọng vào tăng trưởng của Vietjet.

Doanh thu phụ trợ của hãng này đạt 11.340 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 30,4% trong tổng doanh thu vận chuyển. Điều này giúp Vietjet lọt top các hãng hàng không có tỷ lệ doanh thu phụ trợ trên doanh thu cao nhất thế giới.

So với cùng kỳ 2019, doanh thu hợp nhất của hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Việt Nam dự kiến giảm 29%, còn doanh thu vận tải hàng không giảm 40%, lãi trước thuế hợp nhất giảm 98%.

Các chỉ số kế hoạch khác cho năm 2020 của Vietjet bao gồm tăng đội tàu bay đến cuối năm lên 90 máy bay, khai thác hơn 118.000 chuyến bay, vận chuyển 20,2 triệu lượt hành khách. Ngoại trừ số lượng tàu bay tăng thêm 12 chiếc, các chỉ tiêu còn lại của Vietjet giảm 15-19%.

Ngoài ra, HĐQT Vietjet đặt ra nhiều mục tiêu nhằm nâng cao giá trị của doanh nghiệp cho năm 2020.

Giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường nội địa; xác định những đường bay quốc tế trọng điểm để tập trung khôi phục thị trường.

Xác định lĩnh vực vận tải hàng hóa là một phần quan trọng trong các lĩnh vực kinh danh của công ty. Cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự hài lòng của hành khách đối với sản phẩm của công ty. Hoàn thiện ứng dụng công nghẹ thông tin trong tất cả các quá trình, từ quản lí công việc tới cung cấp dịch vụ cho hành khách, nhằm tiết giảm chi phí, tận dụng tối đa thế mạnh của công nghệ, tạp sự hoạt động tốt nhất cho bộ máy và thuận tiện nhất cho hành khách.

Huy Đức