Hương vị của trà ô long

Trà ô long được xem là một trong những loại trà đặc biệt nhất, bằng tất cả sự tỉ mỉ tinh tế trong công đoạn thu hoạch và chế biến, loại trà này mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn cả mong đợi.

Trà ô long là một loại trà truyền thống có nguồn gốc từ Phúc Kiến – Trung Quốc, được sản xuất qua một quá trình độc đáo. Trong văn hóa trà Trung Quốc, trà ô long bán ôxy hóa được chia thành nhiều nhóm, mức độ  ôxy hóa khác nhau. Hương vị của mỗi nhóm trà lại khác nhau: Nó có thể là có vị ngọt và với mùi hương mật ong, hoặc có mùi hương gỗ hay hương thơm của hoa rừng… Tất cả tùy thuộc vào vườn trồng trà và phong cách chế biến của mỗi nơi sản xuất. Tại Việt Nam vùng trà ô long ngon nhất là ở Lâm Đồng, tiếp đó là các vùng như Sapa, Mộc Châu… Bởi khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên trà ô long của mỗi vùng có những đặc trưng và vị ngon riêng.

Hương vị của trà ô long  - Ảnh 1

Để chế biến hồng trà ngon những đọt trà nhỏ chỉ một búp và non được hái chọn lọc, kỹ lưỡng. Ô long khi thu hoạch thường dùng 1 một tôm và 2 lá non. Mỗi lá trà có vị trí đặc biệt tạo nên chất lượng cuối cùng của phẩm hồng trà, búp trà là phần tinh túy quyết định hậu vị 

Hái lá trà hay chè là 1 trong những khâu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của trà. Vì vậy, để thu hái, vận chuyển và bảo quản nguyên liệu trà an toàn thì cần thực hiện đúng kỳ, đúng kỹ thuật.

Một đặc điểm của thu hái chè ngon là phải hái vào buổi sáng sớm, khi cây chè búp chè đang ngậm sương, lúc này sẽ cho nguyên liệu ngon nhất để sản xuất, nếu hái chè thái nguyên vào buổi trưa nắng, lá chè sẽ bị cháy nắng, cho ra chất lượng chè thành phẩm không tốt

Lá trà sau khi hái sẽ phải trải qua một giai đoạn là làm héo. Làm héo là quy trình khi lá trà tươi được rải lên những chiếc nong (nia) bằng tre. Sau đó những chiếc nong (nia) được đặt nơi khô ráo và thoáng mát để lá trà héo đi, hay mất đi một phần lượng nước có trong lá trà. Mục đích của giai đoạn này là làm lá trà mất nước, qua đó rút gọn công đoạn chế biến. 

Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi 38 – 40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Sau khi làm héo thì lá trà sẽ được vò ở một nhiệt độ vừa phải. Vò là công đoạn giúp làm rách lớp biểu bì của lá trà. Qua đó giúp chất trà cũng như các thành phần enzyme thoát ra ngoài. Việc này giúp kích hoạt quá trình lên men thành hồng trà của lá trà, đồng thời giúp trà dễ pha hơn khi đã thành phẩm. Vò còn giúp định hình hình dáng lá trà đồng thời tác động lên hương vị trà sau khi chế biến. Lá trà sau khi vò sẽ được lên men. Đây là quy trình quan trọng nhất, người ta tiến hành quay thơm làm dập lá trà, tạo điều kiện tiếp xúc không khí làm tăng quá trình oxy hóa làm lên men tự nhiên. Thời gian lên men là từ 1 – 2 giờ, giai đoạn này không nên đảo, trộn trà lên, để yên trà giúp quá trình lên hương thơm, màu sắc đẹp đúng chuẩn của trà ô long. Lúc này các thành phần enzyme (men) sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để chuyển hoá các thành phần của lá trà tươi. Lúc này lá trà từ màu xanh sẽ từ từ chuyển sang màu đỏ như đồng.

Hương vị của trà ô long  - Ảnh 2

Công đoạn cuối cùng của chế biến hồng trà là sấy khô định hương để lá trà ngừng quá trình lên men. Lá trà vừa được sấy, vừa tiếp tục được vò để định hình lá trà. Lúc này hồng trà đã được thành phẩm. Một số vùng trà còn đưa lá trà thành phẩm đi hun khói. Việc này giúp tạo nên hương vị khói riêng của hồng trà, đồng thời giúp bảo quản trà được lâu hơn.

Trà ô long thông thường hay còn gọi là ô long xanh thường lên men từ 40% đến 60%, còn loại lên men cao từ 80% đến 95% sẽ cho ra trà ô long chín hay còn gọi là trà hồng ô long. Quá trình chế biến của các biến thể khác nhau có thể tạo ra hình dạng lá khác nhau. Theo truyền thống lá trà được cuộn thành dạng lá dài nhọn. Trong khi loại khác có thể được quấn thành hạt nhỏ với đuôi.

Loại trà này ngày nay rất được ưa chuộng bởi có sự đa dạng về hương vị. Trà trở nên ngọt ngào hơn hẳn so với trà xanh, vị chát rất mềm mại. Nó có thể có hương giống gỗ, hạt dẻ, hương hoa hoặc trái cây, hương mật ong...tùy vào phẩm tà ô long. Trà ô long không chỉ đa dạng về mùi hương giúp nâng cao trải nghiệm thưởng thức trà mà hương thơm của trà còn giúp giải tỏa căng thẳng và có lợi cho hô hấp.

Trà ô long với những phản ứng từ quá trình oxy hóa còn tạo ra nhiều dược chất có lợi. Uống trà ô long hằng ngày được ghi nhận là có khả năng nâng cao sức đề kháng, phòng chống suy thận, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì.

Lâm Đồng hiện là vùng đất sản xuất trà ô long chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Sản lượng tập trung ở các giống ô long Thuần chủng, ô long Tứ Quý, Kim Tuyên; các giống này đều thuộc giống trà ô long Cao Sơn xuất xứ từ Đài Loan.

Hương Trà

Từ khóa: