Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lãi suất thực ở Mỹ và phần lớn các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều âm. Đơn cử, chứng chỉ tiền gửi sáu tháng (CD) tại Citibank hay Wells Fargo, hai ngân hàng lớn ở California, hiện trả lãi suất từ 0,05 đến 0,50% hàng năm tùy thuộc vào khoản đầu tư. Nếu trừ đi lạm phát, vào khoảng 1,5 đến 2,0% mỗi năm, một người gửi tiền đang mất tiền vì lãi suất thực mà người đó nhận được đang ở mức âm: 0,05-1,50 = -1,45. Do đó, gửi tiền lúc này không phải là một giao dịch tốt.
Thị trường và các nhà đầu tư có lẽ đã nhận ra rằng: Cục Dự trữ Liên bang sẽ không giảm lãi suất tối thiểu nữa (benchmark[1] rate); Sau khi lợi suất đã giảm trong nhiều thập kỷ (giá trái phiếu tăng), có khả năng lớn các nhà phân bổ tài sản toàn cầu sẽ quyết định rằng đã đến lúc phải lấy tiền ra khỏi cuộc chơi và giải ngân vào các loại tài sản khác. Đây là một trong nhiều lời giải thích cho mức hỗ trợ của thị trường chứng khoán.
Sự gia tăng lợi suất gần đây cũng đến từ bối cảnh lạc quan về một thỏa thuận về gói kích thích tài khóa ở Washington. Một điều mà nhiều người đã và đang tìm kiếm. Điều này được cho là lạc quan đối với lợi suất trái phiếu. Nhu cầu Kho bạc tăng lên khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tất cả những yếu tố này có nghĩa là lãi suất đối với nợ dài hạn không dễ dự đoán như lãi suất dựa trên lãi suất FED.
Đường cong lợi suất đã trở nên dốc hơn trong vài tháng qua cho thấy những người tham gia thị trường kỳ vọng lãi suất kỳ hạn dài sẽ tăng nhanh hơn kỳ hạn ngắn. Điều này có thể tốt cho các nhà đầu tư/nhà giao dịch chứng khoán có thu nhập cố định “thông minh”, những người có các chiến lược quyền chọn khác nhau trên đường cong.
Vậy điều này đưa các nhà đầu tư đến đâu?
Nếu Fed không có kế hoạch tăng lãi suất FED trong hai năm tới, thị trường sẽ quyết định độ dốc của đường cong và do đó, thị trường tiền tệ/lãi suất huy động sẽ phản ứng với điều này. Kết quả là làm tăng sự không chắc chắn cho tất cả các thị trường tài sản. Theo quan điểm của VDSC, diễn biến này làm tăng khả năng biến động cao hơn của thị trường cổ phiếu, thu nhập cố định và ngoại hối.
11 năm trong số 12 năm qua, Fed đã nhấn mạnh mục tiêu lạm phát 2% trên chỉ số lạm phát ưa thích, lạm phát PCE cơ bản.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
Tạ Thành