Ấn tượng Huế "Hoàng cung giao hòa"

Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 29/6, trong không gian lung linh của Ngọ Môn và sân khấu điện Thái Hòa, Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình "Hoàng cung giao hòa".

Ấn tượng Huế "Hoàng cung giao hòa" - Ảnh 1

"Hoàng cung giao hòa" là một chương trình nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong không gian Hoàng cung do NSND Bạch Hạc và ông Nguyễn Phước Hải Trung PGĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm tổng đạo diễn và được tổ chức thực hiện bởi Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

Chương trình nghệ thuật "Hoàng cung giao hòa" với hai phần chính, gồm "Âm sắc hoàng cung" với những bài bản múa hát cung đình và "Giao hòa sắc Huế" với những ca khúc Huế xưa trong không gian lung linh trữ tình từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa.

"Lục cúng hoa đăng" - có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo. Về sau, dưới triều vua Minh Mạng, điệu múa này được đưa vào cung đình và dàn dựng lại phù hợp để biểu diễn trong những ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ... 
"Lục cúng hoa đăng" - có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo. Về sau, dưới triều vua Minh Mạng, điệu múa này được đưa vào cung đình và dàn dựng lại phù hợp để biểu diễn trong những ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ... 
Nhiều khán giả rất ấn tượng với điệu múa "Nữ tướng xuất quân" - đây là vũ khúc thường được biểu diễn trong những dịp lễ trọng đại của đất nước.
Nhiều khán giả rất ấn tượng với điệu múa "Nữ tướng xuất quân" - đây là vũ khúc thường được biểu diễn trong những dịp lễ trọng đại của đất nước.

Hoàng cung Huế xưa là trung tâm triều chính và là nơi sinh hoạt của Hoàng đế và hoàng gia triều Nguyễn. Thuở ấy, nhã nhạc du dương bay bổng lan khắp cùng các lâu đài, miếu mạo uy nghiêm cổ kính. Âm sắc ấy nương theo các lễ nghi và nghi tiết cung đình tại Kinh đô mà lan xa mãi. Những vần thơ viết về lễ nhạc vẫn còn lung linh vần điệu trên kiến trúc uy nghi.

Những khúc điệu từ chốn Hoàng cung xưa ngày nay vẫn còn đó, ấy là trầm tích văn hóa làm nên sự sâu lắng của tâm hồn. Theo thời gian, những làn điệu, âm sắc Hoàng cung hòa vào không gian của văn hóa Huế mà thành từ, thành câu, thầm thì cùng tâm hồn của biết bao thế hệ...Từ âm sắc hoàng cung chuyển sang âm sắc của các bài tân nhạc là một dòng chảy mang tính tiếp biến lịch sử. Bắt đầu âm hưởng mới, đã xuất hiện nhiều các ca khúc được viết về Huế, về sông Hương núi Ngự của các nhạc sĩ trong cả nước. Đặc biệt là các ca khúc đã sử dụng âm điệu cổ truyền Huế nhưng bằng những cảm xúc và những phương tiện biểu hiện mới hơn, đó quả là điệu hát Nam ai... hiện đại của người đương thời. Những ca khúc ấy gắn cùng năm tháng qua các tên tuổi như Nguyễn Văn Thương, Phạm Đình Chương, Hoàng Thi Thơ, Văn Phụng, Phạm Mạnh Cương, Châu Kỳ, Minh Kỳ, Hoàng Nguyên...

Với Tà Áo Tím, nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã làm sống dậy những hình ảnh yêu kiều, thướt tha của chốn Thần kinh bên dòng sông Hương, núi Ngự.
Với Tà Áo Tím, nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã làm sống dậy những hình ảnh yêu kiều, thướt tha của chốn Thần kinh bên dòng sông Hương, núi Ngự.

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang bay bổng, mượt mà. Bên cạnh dòng nhạc dân gian, Huế còn có một dòng âm nhạc cung đình trang trọng của những nghi lễ như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Những ai đã từng sống thật chậm với Huế xưa trong ăm ắp những giai điệu của thời gian hẳn không khỏi ngùi ngùi mà nhớ để xin trở về, dù là thực, là mơ...

Bùi Quốc Dũng