Tìm hiểu về thực phẩm nóng và mát
Theo y học cổ truyền, thực phẩm được chia thành năm tính chất: lạnh, mát, trung tính, ấm và nóng. Điều này dựa trên tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng, cũng tương quan với các mùa - lạnh / đông, mát / thu, ấm / xuân và nóng / hè.
Những đặc tính này không dựa trên nhiệt độ, mà là ảnh hưởng của một loại thực phẩm đối với cơ thể. Thức ăn nguội / lạnh sẽ làm giảm độ ấm / nóng trong cơ thể và ngược lại. Thực phẩm có tính ôn được coi là cân bằng và không làm thay đổi nhiệt độ bên trong cơ thể. Ví dụ, trà xanh có tác dụng giải nhiệt. Mặc dù trà xanh nóng có cảm giác ấm khi uống, nhưng thực sự lại giúp làm mát cơ thể.
Giống như tất cả các loại thực phẩm, các loại trà khác nhau có tính chất khác nhau, vì vậy sau khi biết được tính hàn – nhiệt, nóng – lạnh của thực phẩm, thì bạn cũng nên tìm hiểu cơ địa của mình thuộc thể gì, để từ đó biết cách sử dụng trà phù hợp để mang lại sự cân bằng, điều hòa cho cơ thể.
Tăng cường chính khí của bạn với trà
Khí là sinh lực hay năng lượng quan trọng của cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn có quá nhiều khí âm hoặc dương, nó có thể làm tiêu hao khí của bạn và tạo ra các vấn đề về sức khỏe.
Năng lượng âm được coi là lạnh, tối và ẩm ướt. Nếu bạn có quá nhiều âm trong cơ thể, bạn có thể bị lạnh tay chân, thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, suy nhược, tuần hoàn kém hoặc tiêu chảy. Do đó, bạn nên uống các loại trà có tính chất nóng lên để tăng nhiệt bên trong cơ thể.
Ngược lại, năng lượng dương nóng, nhẹ và khô. Quá nhiều dương khí có thể khiến bạn cảm thấy nóng, đổ mồ hôi, khó chịu, chậm tiêu hoặc khô miệng. Trong trường hợp này, Bạn nên uống các loại trà giải nhiệt.
Thể chất của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường và thậm chí cả thời gian trong ngày. Trong mùa đông, thời tiết tối, ẩm ướt, lạnh giá tạo ra nhiều năng lượng âm hơn, vì vậy, bạn có bồi bổ chính khí và tăng cường khí của mình bằng cách uống các loại trà giúp tăng cường năng lượng dương giúp làm ấm các cơ quan quan trọng, hỗ trợ lưu thông máu và xua tan cái lạnh.
Vậy làm thế nào để nhận biết được những loại trà giúp làm ấm cơ thể? Dễ dàng, chỉ cần nhìn vào màu sắc.
Trong các loại chè “thật” có nguồn gốc từ cây: camellia sinensis như chè đen, trắng, xanh, ô long, chè nào càng bị oxy hóa thì màu của trà càng đậm và bản chất của trà càng ấm.
- Trà đen - được oxy hóa hoàn toàn và là loại trà ấm nhất trong số các loại trà, hoàn hảo để tạo ra nhiệt sâu bên trong cơ thể bạn.
- Trà chai - loại trà được tạo ra từ chè đen với các loại gia vị siêu ấm như gừng, bạch đậu khấu, đinh hương và quế.
- Trà đen Pu’er - loại trà đen quý hiếm này đã trải qua quá trình lên men làm cho nó chứa nhiều vi khuẩn có lợi (probiotics) có thể cung cấp thêm lợi ích cho sức khỏe.
- Trà ô long - chọn loại có độ oxy hóa cao (ít nhất 60%) để có độ ấm cao nhất.
Còn các lại trà nhẹ hơn như chè xanh, vàng và trắng được oxy hóa tối thiểu nên sẽ có tính mát hơn. Vì thế, đây không phải là loại trà lý tưởng để uống khi thời tiết lạnh.
Ngoài ra, bất kỳ loại thảo mộc, gia vị từ rễ cây, vỏ cây, hoa nào cũng có thể được ngâm trong nước nóng để tạo thành một trà thảo mộc bổ dưỡng, không chứa caffeine.
Theo quy luật, các loại thảo mộc và gia vị có vị đậm, cay và tạo cảm giác nóng hoặc ngứa ran trong miệng sẽ tạo ra nhiều ấm áp hơn trong cơ thể bạn. Để chống lại cái lạnh mùa đông, hãy chọn các loại trà thảo mộc làm ấm sau:
- Trà gừng - Gừng là gia vị tuyệt vời trong mùa đông. Một ly trà gừng sẽ giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh, góp phần thông xoang, long đờm, tiêu hóa tốt hơn. Trà từ gừng khô được coi là có tính nóng trong khi gừng tươi có tính ấm. Cả hai đều có thể hỗ trợ tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
- Trà bạc hà - loại thảo mộc tiếp thêm sinh lực này rất tốt để hấp thụ sau bữa ăn.
- Trà quế - Vị ngọt cay của quế luôn là lựa chọn hấp dẫn trong mùa đông. Trà quế có tác dụng bổ tâm ích khí, chống oxy hóa, loại bỏ độc tố và có thể giúp hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh.
- Các loại trà thảo mộc trái cây - trái cây tươi hoặc khô có đặc tính làm ấm, như lựu, mận, đào, dứa, anh đào, hoặc mơ cũng có thể tạo thành thức uống mùa đông hoàn hảo.
- Trà nhân sâm - được sử dụng trong y học phương đông trong nhiều thế kỷ, nhân sâm có thể giúp hỗ trợ miễn dịch, chức năng não và lão hóa khỏe mạnh.
- Trà nghệ (hoặc sữa vàng) - siêu gia vị thời thượng này đặc biệt có lợi trong mùa đông! Thưởng thức trà với một chút tiêu đen để tăng cường hấp thụ hoặc tạo ra một loại sữa vàng bằng cách trộn trà với gừng, quế và nước cốt dừa ấm.
- Trà rễ cây ngưu bàng - rễ cây ngưu bàng có chứa vitamin C và thường được sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ làn da khỏe mạnh.
Bảo An (t/h)