Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù “Nóc nhà Yên Bái”

Được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Yên Bái, đỉnh Tà Chì Nhù ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu đang nổi lên như gió, được giới trẻ và những người ưa thích du lịch khám phá trải nghiệm săn lùng tìm đến với mong ước một lần chinh phục.

Cung đường lên đỉnh, gồ ghề, mấp mô song không làm lung lay ý chí du khách. Ảnh: Nam Trứ.
Cung đường lên đỉnh, gồ ghề, mấp mô song không làm lung lay ý chí du khách. Ảnh: Nam Trứ.

Đỉnh Tà Chì Nhù là cái tên gọi thân thuộc của đồng bào người Mông (nghĩa là ngon núi U bò) nằm ở độ cao 2979 mét so với mực biển, đứng thứ 7 trong các ngọn núi cao nhất của Việt Nam, với địa hình đồi núi dốc, thẳm thực vật thấp, hoang sơ, nhiều cảnh đẹp. Đặc biệt, với cánh đồng hoa Chi Pâu (tên thật Cỏ Mật Rồng còn có tên gọi  khác là hoa Đại Tử Đương Dược) tín biếc trải dài hòa với biển mây bồng bềnh ở lưng trừng trời tạo nên một bức tranh “phong thủy hữu tình” mà ít nơi nào có được…đây còn được coi là “điểm hẹn giữa mây và núi”  đã thu hút được đông đảo du khách gần xa đến đây thăm quan trải nghiệm, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Với cung đường di chuyển từ chân núi khu vực Mỏ Chì lên đến đỉnh núi khoảng gần 10km, có nhiều đoạn đường dốc cao liên tục, đá gồ ghề leo lên với độ khó khác nhau…Nếu leo lên nhanh bạn sẽ mất khá nhiều sức lực, bạn cần phân phối đều sức trong cả quá trình leo lên tới đỉnh. Để giảm bớt sự mệt mỏi, chúng ta nên thở đều, bước chắc, cứ di chuyển từ từ, tiến dần rồi sẽ tới đích, quyết tâm cao không bao giờ từ bỏ…

Đàn ngựa trời tung tăng trên đỉnh núi. Ảnh: Nam Trứ.
Đàn ngựa trời tung tăng trên đỉnh núi. Ảnh: Nam Trứ.
Nơi đây được ví như điểm hẹn giữa mây và núi thu hút du khách chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp
Nơi đây được ví như điểm hẹn giữa mây và núi thu hút du khách chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Nam Trứ.

Mặc dù, cung đường leo khá mệt song bù lại cảnh quan Tà Chì Nhù lại rất đẹp, các thảm thực vật thay đổi liên tục theo độ cao. Khi là đi trong thảm thực vật thấp 2 bên đường là những cây hoa sim tím, lúc thì đi qua rừng trúc rật rạp, lúc băng qua các dòng suối róc rách, rồi đến rừng già nguyên sinh cây cối được phủ lên một màu xanh rêu cổ kính…Xung quanh cung đường là những ám mây đầy màu sắc, với không khí trong lành của núi rừng mang lại cho người trải nghiệm một cảm giác bồng bềnh, mát mẻ làm dịu đi bao mệt mỏi, bước chân như được tiếp thêm phần sinh lực tự nhiên.  

Cho đến điểm lán nghỉ cao 2.400m so với mực nước biển, chúng tôi nghỉ ngơi để lấy thêm sức đi tiếp. Trong câu chuyện với mấy anh em Porter, họ là những người dân bản địa có kinh nghiệm, với công việc hằng ngày là dẫn đường hỗ trợ khách, khuân vác đồ, nấu nướng…Em Giàng A Xà cho biết: Em đã làm Porter ở đây hơn 1 năm,  trước kia ở đây chỉ là một bãi đất trống, các đoàn leo núi lên đến đây phải tự mang theo lều trại để cắm, nước sinh hoạt cũng phải vác từ dưới núi lên…

Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù “Nóc nhà Yên Bái” - Ảnh 1
Loài hoa Chi Pâu chỉ duy nhất đỉnh núi Tà Chì Nhù có thu hút du khách. Ảnh: Nam Trứ.
Loài hoa Chi Pâu chỉ duy nhất đỉnh núi Tà Chì Nhù có thu hút du khách. Ảnh: Nam Trứ

Cho đến sau này nhận thấy lượng khách leo núi Tà Chì Nhù càng ngày càng cao, anh em porter người Mông địa phương đã đồng lòng dựng lên một căn lán trại bằng gỗ, sức chứa 100 người, dẫn nước suối về sinh hoạt, có đủ chăn đệm, có nhà bếp nấu nướng, khu vệ sinh, với giá 100.000đ/người/đêm.

Tiếp tục hành trình lên đỉnh, từ lán lên đỉnh khoảng 2,5km, đây cũng là quãng đường đẹp nhất toàn bộ hành trình, là nơi ngắm hoàng hôn bình minh tuyệt đẹp bởi không gian thoáng đãng với quang cảnh là những sống lưng "khủng long", thung lũng hùng vĩ của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Trong suốt quá trình từ điểm lán nghỉ lên, chúng ta sẽ thấy những cánh rừng hoa Chi Pâu tím bạt ngàn đến mê mẩn lòng người, phía xa là đàn ngựa tung tăng, được ví như đàn ngựa trời đi trên mây...

Gần 100 vận động viên là các nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong cả nước tham gia giải leo núi Bước chân trên mây, chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. Ảnh: Nam Trứ.
Gần 100 vận động viên là các nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong cả nước tham gia giải leo núi Bước chân trên mây, chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. Ảnh: Nam Trứ.
Du khách ngồi view ngắn hoàng hôn và đón bình minh trên đỉnh Tà Chì Nhù. Ảnh: Nam Trứ.
Du khách ngồi view ngắn hoàng hôn và đón bình minh trên đỉnh Tà Chì Nhù. Ảnh: Nam Trứ.

Giây phút ý nghĩa nhất là khi chúng ta được chạm tay vào đỉnh chót đánh dấu độ cao 2.979m của đỉnh Tà Chì Nhù, khi đó bạn sẽ cảm thấy như mọi mệt mỏi suốt chặng đường đều tan biến, thật tự hào khi chinh phục được ngon núi cao thứ 7 của Việt Nam và chinh phục được chính bản thân mình.

Thời điểm hoa Chi Pâu đẹp nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nơi đây là địa điểm săn mây lý tưởng cho du khách. Ảnh: Nam Trứ.
Thời điểm hoa Chi Pâu đẹp nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nơi đây là địa điểm săn mây lý tưởng cho du khách. Ảnh: Nam Trứ.
Vẻ đẹp tự nhiên mong manh, mọc mạc của loài hoa Chi Pâu, làm nao lòng du khách. Ảnh: Nam Trứ.
Vẻ đẹp tự nhiên mong manh, mọc mạc của loài hoa Chi Pâu, làm nao lòng du khách. Ảnh: Nam Trứ.
Các phong trào văn nghệ về đêm trên đỉnh. Ảnh: Nam Trứ.
Các phong trào văn nghệ về đêm trên đỉnh. Ảnh: Nam Trứ.

Ông Khang A Chua, Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Huyện Trạm Tấu là một trong những huyện đặc biệt khó khăn, huyện có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống (dân tộc Mông chiếm gần 80%), đời sống nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Song huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có nhiều cảnh đẹp, nhiều núi cao hùng vĩ thu hút khách du lịch trải nghiệm. Đặc biệt, tận dụng tốt dòng suối khoáng tự nhiên để xây dựng các mô hình du lịch tắm khoáng nóng trên địa bàn, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương, tạo công ăn việc làm cho bà con tăng thêm thu nhập cuộc sống ngày càng khấm khá hơn.

Nam Trứ /Văn phòng Tây Bắc