Cụ thể, thông qua các quỹ thành viên, ngày 11/5, Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 3,15 triệu cổ phiếu VPB, qua đó, nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng từ 4,99% lên 5,12%.
Trong đó, quỹ Vietnam Enterprise Invesments Limited mua vào nhiều nhất với 1,5 triệu cổ phiếu, quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 600.000 cp; quỹ CTBC Vietnam Equity Fund và Norges Bank mua 500.000 cp; quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust mua 50.000 cp.
Như vậy, tính đến hiện tại, Dragon Capital là cổ đông lớn duy nhất của VPBank.
(Nguồn: Báo cáo của Dragon Capital).
Đóng cửa phiên diễn ra giao dịch trên, giá cổ phiếu VPB đạt 63.000 đồng/cp. Ước tính với mức giá này, Dragon Capital đã chi ra gần 200 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.
Trong 3 tuần trở lại, cổ phiếu VPB liên tiếp giữ sắc xanh, bất chấp kể cả khi thị trường trường. Tính từ ngày 23/4 tới nay, giá cổ phiếu VPB đã tăng tới hơn 35%.
Diễn biến giá cổ phiếu VPB thời gian gần đây. (Ảnh: TradingView).
Về kết quả kinh doanh, trong quý I/2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đạt 4.006 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 31/3/2021, tổng tài sản ngân hàng đạt 436.241 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,6% lên 301.173 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng lại giảm nhẹ 0,4% xuống 232.427 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,46%.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, VPBank và Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit. Giá trị thương vụ ước gần 1,4 tỷ USD.
Lê Huy
Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết