Đảo Quan Lạn (hay còn gọi là Cảnh Cước) là một hòn đảo lớn thuộc vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đảo có diện tích khoảng 11 km², dân số hơn 6.000 người, được chia thành 2 xã: Quan Lạn và Minh Châu.
Là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất của Quảng Ninh, đảo Quan Lạn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên bình với những bãi biển dài, cát trắng mịn, nước biển xanh ngọc bích. Nơi đây được mệnh danh là "Viên ngọc xanh trong của vùng đất mỏ huyền bí" thu hút du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những trải nghiệm du lịch độc đáo.
Đến với đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), du khách không chỉ khám phá vẻ đẹp của hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc mà còn được chiêm bái hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, ghi dấu những chiến công hiển hách của cha ông trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Đảo Quan Lạn nằm trong quần thể đảo lớn trên Vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh, là tuyến đảo phía ngoài cùng của Vịnh Bắc Bộ. Ngay từ thế kỷ 11, Quan Lạn đã là một trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng, tàu bè ra vào tấp nập. Đảo nơi này được biết đến là điểm du lịch biển đẹp, hấp dẫn du khách bởi không gian trong xanh khoáng đạt, cảnh quan nguyên sơ, trong lành. Đặc biệt, du khách được tham quan, trải nghiệm giá trị văn hóa lịch sử của đình, chùa, miếu, đền Quan Lạn với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân biển.
Điểm đến đầu tiên, ý nghĩa nhất là việc viếng thăm đền thờ một danh tướng đời nhà Trần, giữa trùng khơi, tại đảo Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, mà còn là vùng đất có bề dày về văn hóa, lịch sự truyền thống ngàn đời.
Được biết, trên đảo có rất nhiều đền, ngôi miếu thờ những nhân thần có công lao lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước nhưng đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư - là vị tướng có công lao to lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thời nhà Trần, cùng quân và dân Vân Đồn trấn giữ nơi tiền tiêu cửa biển Đông Bắc của Tổ quốc cho du khách hiểu thêm được văn hóa và lịch sử đảo Quan Lạn để thấy ý chí quật cường của người dân nơi đây: “Đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư” ở Quan Lạn là ngôi đền rất linh thiêng, được nhân dân trong xã và đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái.
Tại đây, du khách được khám phá, chiêm bái hệ thống tâm linh “đình - chùa - miếu - đền”, những ngôi đình, đền, miếu thờ những nhân thần có từ rất lâu đời trên đảo. Đền thờ Trần Khánh Dư là một điểm nhấn quan trọng của nhiều người trong hành trình đến với biển, đảo Quan Lạn. Hằng năm, cứ đến ngày 17-6 âm lịch, tại đây, dân làng đều tổ chức lễ hội đua thuyền kỷ niệm chiến thắng Vân Đồn năm 1287 của Phó tướng Trần Khánh Dư, đồng thời cầu cho nghề đi biển của ngư dân được bội thu, tôm cá đầy khoang”.
Đến với biển, đảo Quan Lạn, du khách sẽ được thăm thú những di tích gắn với tên tuổi và chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc, nhiều người càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tiếp nối hành trình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa lịch sử đảo Quan Lạn, điểm dừng chân tiếp theo, du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm hệ thống đình, chùa, miếu nghè Quan Lạn được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia Đền thờ ba anh em các cụ Phạm Thuần Dụng, Phạm Công Chính, Phạm Quý Công. Ba anh em họ Phạm từng là Phó tướng của Trần Khánh Dư, đã được thờ tại ngôi miếu ở Quan Lạn.
Theo kể lại, khi quân Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy kéo sang nước ta lần thứ ba (1287), ba ông đã chỉ huy dân binh địa phương cùng quân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh địch tại cửa Gót. Ba anh em họ Phạm hy sinh anh dũng trong trận Vân Đồn - Cửa Lục năm 1288 như một huyền thoại đã gắn liền với giá trị lịch sử, văn hoá của cụm di tích tại xã đảo Quan Lạn.
Được biết, anh Phạm Hải Quảng chính là người đã chứng minh công đức tu tạo đền thờ ba tướng quân họ Phạm. Người đàn ông này còn được người dân đảo Quan Lạn gọi với biệt danh trìu mến là "Bác Quảng".
Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của việc không biết chữ, "Bác Quảng" đã tình nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây trường học cho các cháu tại đảo Quan Lạn - Vân Đồn - Quảng Ninh. Tấm lòng thơm thảo ấy đang lặng thầm ươm lên những "mầm xanh" cho tương lai.
Năm 2007, khi địa phương có chủ trương xây dựng Trường THCS và THPT tại xã Quan Lạn để đáp ứng nhu cầu học tập cho các cháu tại đảo Quan Lạn nhưng do khó khăn không có diện tích để xây dựng trường cũng như các công trình phụ trợ khác, nên công trình chưa thể triển khai. Là người con họ Phạm lớn nhất tại đảo Quan Lạn - Vân Đồn - Quảng Ninh, biết được khó khăn của địa phương nên ông Phạm Hải Quảng đã tình nguyện hiến đất để công trình được thực hiện.
Ban Giám hiệu Trường Trường THCS và THPT xã Quan Lạn phấn khởi chia sẻ: Với 5 phòng học, nhờ có diện tích rộng rãi, giáo viên có đủ khuôn viên sáng tạo bài trí, sắp xếp không gian trường phù hợp với chức năng rèn luyện thể chất, vui chơi sinh hoạt cho các cháu. Không chỉ cán bộ, giáo viên trường mà toàn thể nhân dân đảo Quan Lạn đều rất tự hào và phấn khởi. Đầu tư cho ngành giáo dục là đầu tư cho tương lai ươm mầm cho thế hệ mai sau tại địa phương. Đó phải kể đến sự đóng góp quý báu của gia đình "Bác Quảng" đã hiến đất để có được ngôi trường ngày hôm nay.
Anh Phạm Hải Quảng chia sẻ: Niềm mong ước lớn nhất trong cuộc đời tôi là có được mái trường xanh tại quê hương vừa rộng rãi, thoáng mát nhằm giúp các cháu có được môi trường học tập gần nhà, bên cạnh đó còn giúp các bậc phụ huynh yên tâm mỗi khi đưa con em mình đến trường.
Ở anh Quảng còn toát lên sự hào sảng và đậm tấm chân tình, man mác nỗi lòng tâm huyết của người con đất biển, luôn khao khát giữ hồn du lịch xanh, góp sức phát triển biển đảo quê hương. Trong mỗi câu chuyện kể của anh, chúng tôi thấy trong ánh mắt anh đau đáu xúc động và tự hào về mảnh đất cha ông đã sinh ra anh, nơi lưu giữ nhiều dấu tích vàng son về bến cảng giao thương đầu tiên của đất nước cùng truyền thống võ công vệ quốc hào hùng của cha ông.
Cho đi để nhận lại tình yêu thương của người dân biển đảo, họ nói về anh khi đi trên đường cũng như khi chúng tôi ở bến tàu 2 chữ: “Bác Quảng” đủ thấy sự tôn trọng kính trọng yêu thương tới anh của người dân nơi đây.
Ngoài tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đảo Quan Lạn còn thu hút chúng tôi bởi bãi biển hấp dẫn tại Khu vực dự án của Vân Hải Xanh trải dài hơn 1km mặt biển.
Vân Hải Xanh tọa lạc ngay bên bãi tuyệt đẹp và có không gian thiên nhiên hài hòa trong khung cảnh hoang sơ, mộc mạc và trữ tình của khu nghỉ. Khu nghỉ dưỡng phù hợp các đối tượng khách nghỉ ngơi, nghỉ trăng mật cho các đôi uyên ương…
Cái tên Vân Hải Xanh nghe gần gũi, trong sáng. Khu du lịch được đặt theo tên gọi ấy, vì dưới ánh nắng vàng, nước biển Quan Lạn toát lên màu xanh ngọc bích rạng ngời như tỏa ra vầng hào quang chói lọi. Bờ cát trắng hoang sơ, vẫn còn đầy dấu tích của vỏ sò trôi dạt trên bờ cát, cái tôi thích thú nhất là các con Sứa biển còn sống bị sóng đánh dạt sát tận bờ cát nó vẫn còn sống nhé và bơi trông quyến rũ đến nao lòng.
Từ khu nghỉ chỉ mất khoảng vài bước đã có thể chiêm ngưỡng và thăm quan cảnh biển tuyệt đẹp nơi đây, rất thuận lợi tổ chức tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch gắn với tiềm năng trên đảo. Quan sát ra xa cảnh đẹp thật hùng vĩ, huyền bí của nhiều đảo đá nhấp nhô theo từng đợt sóng ngoài khơi. Đó là các dãy núi đá vôi sừng sững mang hình cánh cung của vịnh Bái Tử Long tạo nên một bức tường thành ngăn sóng gió từ biển khơi ùa thẳng vào bờ cát đảo Quan Lạn nên không tạo ra những cơn lốc xoáy gây hại cho cư dân đảo.
Cạnh phía bên khu khách sạn Vân Hải Xanh là một dải đồng cỏ rộng lớn liền kề tựa vào dãy núi thấp của đất liền. Khi hoàng hôn buông xuống, những cánh đồng hòa tạo với núi, với mây trời và biển cả thành bức tranh hoàn hảo từ màu sắc tới bố cục “Quan Lạn giống nàng công chúa đang chờ nụ hôn của một chàng hoàng tử” nó có chút gì đó hoang sơ, tĩnh thiền, yên bình, mộc mạc, tựa như đang ở thiên đường. trong tâm hồn tôi có lẽ đã bị cái đẹp Quan Lạn chiếm mất hồn.
Sau một ngày dài tham quan, trải nghiệm đảo Quan Lạn, du khác có thể lựa chọn ăn tối ngay tại Vân Hải Xanh để được thưởng thức những thực phẩm tươi ngon từ thuyền chài và đầu bếp nấu theo cách của người địa phương như:
- Cua đá: Loại cua đặc sản của Quan Lạn với thịt chắc, ngọt và giàu dinh dưỡng. Cua đá có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như cua hấp, cua rang muối, cua rang me...
- Sá sùng: Loại hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng đen của biển". Sá sùng có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sá sùng hầm, sá sùng nướng, sá sùng rang muối...
- Cù kỳ: Loại cua nhỏ có nhiều lông, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc luộc.
- Tu hài: Loại ốc biển quý hiếm với thịt dai, giòn và ngọt. Tu hài có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như tu hài hấp, tu hài nướng, tu hài xào...
- Mực: Mực ở Quan Lạn có nhiều loại như mực ống, mực lá, mực nang... Mực có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như mực hấp, mực nướng, mực xào...
Quan Lạn là một hòn đảo đẹp không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ mà còn ở hệ sinh thái đa dạng. Du lịch Quan Lạn, hãy dành thời gian khám phá những địa điểm nổi tiếng của nơi này và thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon để có một chuyến đi hoàn hảo.