Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu

Tạm biệt thủ đô, men theo quốc lộ 6, xe chúng tôi chạy thẳng đến Hòa Bình, qua dốc Cun quanh co, hiểm trở, đi tiếp đến đèo Thung Nhuối, huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp đã hiện ra dưới tầm mắt, cả một thung lũng ngút ngàn màu xanh đồng ruộng. Xa xa, thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình trong dãy núi phủ kín mây mù. Đó là bản Lác với 100% dân sống ở đây là người dân tộc Thái.

Du khách tham quan, trải nghiệm du lịch tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình). Ảnh: Phi Long.
Du khách tham quan, trải nghiệm du lịch tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình). Ảnh: Phi Long.

Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được mệnh danh là “thủ đô” của đồng bào dân tộc Thái. Bản Lác nằm trong thung lũng Mai Châu với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành.Từ nhiều năm nay, người dân nơi đây đã biết phát huy lợi thế thiên nhiên trao tặng để phát triển du lịch cộng đồng với hàng trăm homestay thiết kế theo phong cách nhà sàn truyền thống, kết hợp với tiện nghi hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch.

Đến bản Lác, du khách có cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, khám phá những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái…Trước khi bản Lác được phát hiện như một “hiện tượng du lịch” ở Mai Châu, thì người dân trong bản chủ yếu sinh sống bằng việc canh tác nông nghiệp trồng lúa nước, dệt vải…

Nhiều mô hình du lịch cộng đồng được nhiều địa phương tập trung đẩy mạnh để phát triển bền vững, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa bản địa. Ảnh: Phi Long.
Nhiều mô hình du lịch cộng đồng được nhiều địa phương tập trung đẩy mạnh để phát triển bền vững, đồng thời phát huy được bản sắc văn hóa bản địa. Ảnh: Phi Long.
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 1
Những bước chuyển mình Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Phi Long.
Những bước chuyển mình Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Phi Long.

Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây đã biết phát huy lợi thế thiên nhiên trao tặng để phát triển du lịch cộng đồng với hàng trăm Homestay thiết kế theo phong cách nhà sàn truyền thống, kết hợp với tiện nghi hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Dù du lịch phát triển nhưng người dân trong bản vẫn gìn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Theo UBND huyện Mai Châu, công tác thu hút đầu tư vào du lịch huyện này đang có nhiều khởi sắc với 11 dự án du lịch, thương mại được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 846 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu hiện có 07 điểm du lịch cộng đồng gồm Bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Hịch (xã Mai Hịch), bản Pà Cò (xã Pà Cò) và bản Hang Kia (xã Hang Kia), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.

Các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Avana Resort, Mai Chau Lodge, Mai Châu Ecolodge, Ba Khan village Resort, Mai Chau Hideaway Resort... đã góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, thu hút đối tượng khách du lịch có mức chi trả cao, tăng doanh thu. Tổng du khách trong và ngoài nước năm 2022 ước đón 524.000 lượt, doanh thu ước đạt 598 tỷ đồng.

Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 2
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 3
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 4
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 5
Một góc bản Lác bên cánh đồng lúa xanh mướt.
Một góc bản Lác bên cánh đồng lúa xanh mướt. Ảnh: Phi Long.

Anh Hoàng Văn Đoàn, du khách đến từ thủ đô Hà Nội, cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi cùng các bạn đến tham quan tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình).Tôi thấy cuộc sống ở đây rất thanh bình, không khí trong lành, bà con nông dân ở đây vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa bình dị từ trang phục cho đến ẩm thực…

Du khách tham quan bản Lác. Ảnh: Phi Long.
Du khách tham quan bản Lác. Ảnh: Phi Long.
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 6
Du khách tham quan, trải nghiệm
Du khách tham quan, trải nghiệm tại bản Lác. Ảnh: Phi Long.

Bản Lác là nơi cư trú của người dân tộc, nhưng ai đến đây cũng không khỏi bất ngờ bởi bản Lác có đường nhựa trải từ đầu bản đến tận sân từng nếp nhà sàn mộc mạc bằng gỗ. Chúng tôi dừng chân ở “hotel” số 22, nơi được dân du lịch “phong tặng” danh hiệu “khách sạn 4 sao”. Tiếp chúng tôi là anh Tú - chủ “khách sạn”, anh Tú năm nay 41 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” nhiều năm trong nghề. Ông chủ trẻ cho biết, hiện toàn bản có 25 “hotel” là nhà sàn được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là nguồn thu chính của bà con nơi đây.

Sau bữa tối, du khách được đắm mình trong men rượu cần và thưởng thức những tiết mục ca nhạc đặc sắc ngay trên nhà sàn do thanh niên nam nữ trong bản biểu diễn. Nếu muốn, khách cũng có thể tham gia nhảy múa cùng dân bản trong một số tiết mục.

Ẩm thực đồng bào dân tộc Thái tại bản Lác cũng là một trong những đặc trưng riêng thu hút khách du lịch. Ảnh: Phi Long.
Ẩm thực đồng bào dân tộc Thái tại bản Lác cũng là một trong những đặc trưng riêng thu hút khách du lịch. Ảnh: Phi Long.
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 7
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 8
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 9
Nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái được bảo tồn và phát huy nhằm biểu diễn phục vụ du khách. Ảnh: Phi Long.
Nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái được bảo tồn và phát huy nhằm biểu diễn phục vụ du khách. Ảnh: Phi Long.

Đã từng ngủ lại nhà sàn ở những bản làng hẻo lánh xa xôi, nhưng chỉ một ngày đêm tại bản Lác có cái gì đó thật khó quên khi bốn bề gió lùa, sương giăng trước mặt và vách núi dựng âm u. Đâu đó trong đêm, vang lên tiếng thì thầm tâm sự của những con người mới đây thôi còn lạ bỗng chốc trở thành thân quen. Cuộn mình trong chiếc chăn thổ cấm ấm áp, tôi cứ nghĩ lan man về một vùng rừng núi, nơi những người dân bản hiền lành, thật thà làm du lịch giỏi và một nền tảng văn hóa dân tộc phong phú. Bấy nhiêu thôi cũng quá đủ để Mai Châu vẫy gọi du khách bốn mùa, bốn phương.

 Du khách tham gia trải nghiệm một tiết mục văn nghệ với đồng bào. Ảnh: Phi Long.
 Du khách tham gia trải nghiệm một tiết mục văn nghệ với đồng bào. Ảnh: Phi Long.

Trong thời gian tới, huyện Mai Châu tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 như phát triển đa dạng thêm các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển du lịch tại vùng trọng điểm; mở rộng liên kết với các công ty du lịch để hình thành các tour, tuyến du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bền vững nhằm thu hút du khách, hướng đến đưa Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2030.

Theo đó, Nghị quyết 06-NQ/TU về “xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đóng vai trò định hướng cho các hoạt động phát triển du lịch tại Mai Châu những năm gần đây. Sau 5 năm thực hiện, nhiều giải pháp đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Tại Mai Châu, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách tại các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được nâng cao.

Sau khi UBND tỉnh Hòa Bình công bố Quyết định quy hoạch điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, số lượng các nhà đầu tư về du lịch, thương mại vào Mai Châu ngày càng nhiều. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có gần 20 dự án du lịch, thương mại được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 178 tỷ đồng, vốn đầu tư đã và đang thực hiện là 150,7 tỷ đồng, gồm các đơn vị: Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh (thị trấn Mai Châu); Công ty TNHH Khách sạn và Du lịch Mặt trời (xã Chiềng Châu); Công ty TNHH Du lịch và Nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecolodge); dự án Du lịch sinh thái Cha Lang (Mai Châu Villas, xã Mai Hịch); dự án Avana, khu du lịch Suối Tù, xã Bao La và xã Piềng Vế; Công ty TNHH du lịch sinh thái Ba Khan (xóm Khan Hạ, xã Ba Khan); Mai Châu Hideaway Resort (xóm Suối Lốn, xã Sơn Thuỷ).

Các dự án đang nghiên cứu, khảo sát đầu tư như: Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tà Xông A; dự án Khu du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp thương mại du lịch Bản Lác 3 (xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn); Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng tại xã Sơn Thủy; Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tà A Sông (xóm Chà Đáy, xã Pà Cò); Khu phát triển Thung A Láng tại xã Hang Kia; Khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp-Dưỡng lão quốc tế Bao La-Đồng Tân tại xã Đồng Tân và xã Bao La.

Cùng với đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cũng được quan tâm. Các lễ hội dân gian được duy trì và phục dựng để truyền bá tinh hoa văn hóa đến với khách du lịch như: Lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội Xuân Sơn Động của dân tộc Dao; lễ hội Khai Hạ của dân tộc Mường...

Huyện cũng đã hoàn thành đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng Đền thờ Lang Bôn gắn với tổ chức lễ hội Xên Mường; hỗ trợ thành lập và đưa vào hoạt động mô hình Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu; quản lý và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 138 đội văn nghệ cơ sở...

Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 10
Bản Lác điểm đến hấp dẫn khi tạm xa phố thị ồn ào. Ảnh: Phi Long.
Bản Lác điểm đến hấp dẫn khi tạm xa phố thị ồn ào. Ảnh: Phi Long.
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 11
Hòa Bình: Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản Lác ở Mai Châu - Ảnh 12
Chị Hà Thị Thi, thôn Nà Chiềng, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, chủ cửa hàng bán các đồ lưu niệm vải thổ cẩm truyền thống chia sẻ: Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống đồng bào dân tộc Tháiđã đi cùng nhiều thế hệ người dân nơi đây, khi du khách đến bản Lác tham quan có thể thuê hoặc mua áo để trải nghiệm, hay những món quà lưu niệm của bà con dân tộc Thái nơi đây làm ra...Ảnh: Phi Long.
Chị Hà Thị Thi, thôn Nà Chiềng, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, chủ cửa hàng bán các đồ lưu niệm vải thổ cẩm truyền thống chia sẻ: Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống đồng bào dân tộc Tháiđã đi cùng nhiều thế hệ người dân nơi đây, khi du khách đến bản Lác tham quan có thể thuê hoặc mua áo để trải nghiệm, hay những món quà lưu niệm của bà con dân tộc Thái nơi đây làm ra...Ảnh: Phi Long.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch được đẩy mạnh. Các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho lao động trực tiếp là người dân địa phương đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu được mở rộng. Tỉnh Hòa Bình cũng đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch tại vùng lõi của điểm du lịch quốc gia Mai Châu (xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn, xã Nà Thia, thị trấn Mai Châu).

Trong thời gian tới, huyện Mai Châu tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 như phát triển đa dạng thêm các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển du lịch tại vùng trọng điểm; mở rộng liên kết với các công ty du lịch để hình thành các tour, tuyến du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bền vững nhằm thu hút du khách, hướng đến đưa Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2030.

Một số du khách quốc tế tham quan và trải nghiệm thực tế tại bản Lác. Ảnh: Phi Long.
Một số du khách quốc tế tham quan và trải nghiệm thực tế tại bản Lác. Ảnh: Phi Long.

Mô hình du lịch cộng đồng đang góp phần vào phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nếu loại hình du lịch này được “hiện đại hóa”, phát triển ồ ạt, không có hướng dẫn sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị bản sắc văn hóa, đến niềm tin vào du lịch cộng đồng. Do đó, cần có hướng đi đúng đắn, mang tính chiến lược để phát triển loại hình du lịch này một cách bền vững.

PHI LONG/ VP TÂY BẮC