Hoà Bình: Huyện Lạc Thủy vững chắc trên con đường xây dựng Nông thôn mới

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của nhân dân, diện mạo nông thôn của huyện Lạc Thủy đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) khang trang sạch đẹp.
Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) khang trang sạch đẹp. Ảnh: Văn Hiếu

Lạc Thủy là huyện miền núi thấp thuộc phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình; tiếp giáp với huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, huyện Yên Thủy, huyện Kim Bôi, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên 313,6 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 70,77%. Dân số 61.560 người, dân tộc Kinh chiếm 58,2%, dân tộc Mường chiếm 40,75%, dân tộc khác chiếm 1,05%.

Trước sáp nhập huyện có 15 đơn vị hành chính (13 xã, 02 thị trấn), thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, từ ngày 01/01/2020, huyện Lạc Thủy giảm còn 10 đơn vị hành chính (08 xã, 02 thị trấn).

Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ đối mặt với không ít khó khăn: Kinh tế chủ yếu là thuần nông; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa phát triển. Số tiêu chí bình quân đạt thấp 5,85 tiêu chí/xã, còn có sự chênh lệch lớn giữa các xã; các tiêu chí chưa đạt được là những tiêu chí hết sức khó khăn như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, thu nhập, hộ nghèo, môi trường… Đồng thời sản xuất nông nghiệp còn manh mún, giá trị hàng hoá chưa cao. Toàn huyện có 11/13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 21,4%.

Trụ sở các cơ quan các cấp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Văn Hiếu
Trụ sở các cơ quan các cấp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Văn Hiếu

Trong đó, được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ, hướng dẫn của các Sở, Ngành của tỉnh. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, kiên trì, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của, đất đai để chung tay xây dựng NTM.

Về công tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ đối mặt với không ít khó khăn: Kinh tế chủ yếu là thuần nông; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa phát triển. Số tiêu chí bình quân đạt thấp 5,85 tiêu chí/xã, còn có sự chênh lệch lớn giữa các xã; các tiêu chí chưa đạt được là những tiêu chí hết sức khó khăn như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, thu nhập, hộ nghèo, môi trường… Sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới huyện Lạc Thủy được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020.

Đặc biệt, với những kết quả đã đạt được sau 10 năm huyện Lạc Thủy thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, kinh tế đã có bước phát triển khá, chuyển dịch đúng hướng, đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư khá đồng bộ, từng bước hiện đại đảm bảo phục vụ tốt hoạt động phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 50,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,66%.

Sản phẩm chè Sông Bôi huyện Lạc Thủy đạt OCOP 4 sao.
Sản phẩm chè Sông Bôi huyện Lạc Thủy đạt OCOP 4 sao.

Trong thời gian tới phát huy hơn nữa, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội quán triệt và thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TƯ ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng lộ trình cụ thể để xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ban chỉ đạo, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM.

Với mục tiêu đặt ra cơ cấu ngành công nghiệp - Xây dựng chiếm 40,2%; thương mại, dịch vụ chiếm 37,3%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22,5%.- Giữ vững và nâng cao chất lượng 04 xã đạt chuẩn NTM nâng cao,đạt 50% tổng số xã; trong đó phấn đấu có 02 xã đạt chuẩn xã NTM kiểumẫu; 30% số thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 105 triệu đồng;Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5-3,0%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%; Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế đạt trên95%; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinhđạt trên 95%.

Với phương châm “ xây dựng nông thôn mới có điểm đầu không có điểm kết thúc”  cấp ủy Đảng, chính quyền, Nhân dân huyện Lạc Thủy quyết tâm tiếp tục nỗ lực, chủ động không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đưa nông thôn phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025./.

Văn Hiếu

Từ khóa:
#h