Hòa Bình: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch Cao Phong “cất cánh”

Cao Phong có nguồn tài nguyên phong phú, cùng nhiều cảnh quan đẹp, với bản sắc văn hóa dân tộc Mường... là tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội nhất là du lịch.

biển hoa du lịch cộng đồng tại xóm Mừng, xã Hợp Phong, huyện Cao Phong đã thu hút được rất nhiều du khách thăm quan và trải nghiệm. Ảnh: Phi Long.
Biển hoa du lịch cộng đồng tại xóm Mừng, xã Hợp Phong, huyện Cao Phong đã thu hút được rất nhiều du khách thăm quan và trải nghiệm. Ảnh: Phi Long.

Cao Phong - Mường Thàng từ lâu đã được biết đến là một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình. Huyện sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, hồ thủy điện, vùng thảo nguyên, rừng già, bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nhiều địa danh lịch sử văn hóa. Trong những năm qua, huyện Cao Phong đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đồng thời, huyện chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh.

Đồng chí Bùi Yến Minh - Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cao Phong cho biết: Những năm gần đây, huyện có nhiều hoạt động để phát triển du lịch. Huyện quan tâm xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Đặc biệt, tiếp tục quy hoạch xây dựng các tuyến du lịch: Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà: du lịch làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm; khu di tích lịch sử anh hùng Cù Chính Lan, đền Bờ, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, tham quan du lịch cộng đồng xóm Tiện, xã Thung Nai, xóm Mỗ, xã Bình Thanh.

Trong đó, tuyến du lịch Hợp Phong - Dũng Phong - Thạch Yên gồm: Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Quoèn Ang, vườn hoa núi cối xã Hợp Phong, chùa Khánh, xã Thạch Yên; du lịch xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên. Tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Hợp Phong gồm: Du lịch sinh thái miệt vườn cam, mía; du lịch hồ Cạn Thượng; làng cổ dân tộc Mường xóm Cạn, xóm Mừng (Hợp Phong). Tuyến du lịch Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, khu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng, đền Thượng Bồng Lai, đền Đông Sơn tại khu 3, thị trấn Cao Phong.

Được ví như Hạ Long thu nhỏ, hồ Hòa Bình nói chung và khu di tích đền Bờ nói riêng, thuộc địa phận xã Thung Nai (Cao Phong)
Được ví như Hạ Long thu nhỏ, hồ Hòa Bình nói chung và khu di tích đền Bờ nói riêng, thuộc địa phận xã Thung Nai (Cao Phong) đến đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ giữa sông nước mênh mông và thăm quan, ngắm nhìn dọc hai bên bờ là các bản làng của người Mường, Dao đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh: Phi Long.
Tượng đài chiến công anh hùng Cù Chính Lan - Biểu tượng của lòng dũng cảm
Tượng đài chiến công anh hùng Cù Chính Lan - Biểu tượng của lòng dũng cảm tại xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, Hoà Bình. Ảnh: Phi Long.
Bản Mường Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ) - chốn bình yên. Ảnh: Phi Long
Bản Mường Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ) xã Bình Thanh, huyện Cao Phong - chốn bình yên đang trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn. Ảnh: Phi Long

Bên cạnh đó, huyện Cao Phong cũng khuyến khích xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với khai thác tài nguyên nhân văn, tô đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch. Ngành chức năng đã tuyên truyền, vận động nhân dân các xóm: Mỗ, xã Bình Thanh; Tiện, xã Thung Nai: Mừng, xã Hợp Phong nâng cao ý thức cộng đồng, kỹ năng đón tiếp khách, dọn dẹp cảnh quan môi trường, tập luyện thêm nhiều tiết mục văn nghệ mới. Khuyến khích bà con xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên tiếp tục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng.

Cùng với đó, huyện quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng làm du lịch cho người dân tại các khu, điểm du lịch. Chú trọng tuyên truyền các luật, nghị định, thông tư về du lịch đang hiện hành; giới thiệu bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Đến nay, huyện đã có 20 cơ sở lưu trú với trên 200 phòng, trong đó có 17 nhà nghỉ, 3 điểm du lịch cộng đồng, thu hút 1.700 lao động trong lĩnh vực du lịch.

Đánh thức tiềm năng du lịch nơi vùng cao huyện Cao Phong tham quan trải nghiệp các bản, hòa mình với thiên nhiên. Ảnh: Phi Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch nơi vùng cao huyện Cao Phong tham quan trải nghiệp các bản, hòa mình với thiên nhiên. Ảnh: Phi Long.

Nằm ở độ cao gần 1000 mét so với mực nước biển cách Trung tâm huyện khoảng 12km hướng Đông, tại xóm Mừng xã Hợp Phong là xã vùng cao của huyện Cao Phong xóm hiện có 41 hộ dân hơn 200 nhân khẩu và 100% là đồng bào dân tộc Mường sinh sống và còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng. Với khí hậu mát mẻ, núi non trùng điệp bản sắc văn hóa độc đáo tụ hội nhiều yếu tố phát triển nhiều yếu tố phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trải nghiệm. Giờ đây ở xóm Mừng, xã Hợp Phong đã được nhiều du khách biết đến như một điểm du lịch trải nghiệm thú vị cùng với thiên nhiên hùng vĩ, không gian yên tĩnh giao thông đi lại không còn khó khăn như trước với diện tích gần 200 ha đã được du khách gần xa biết đến với khung cảnh thanh bình, hoa thơ mộng hút mắt cùng với cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi mộc mạc của xóm Mừng đã thu hút nhiều du khách đến trải nhiệm, dã ngoại, chụp ảnh, cắm trại...

Huyện Cao Phong đầu tư phát triển du lịch. Ảnh: Phi Long.
Huyện Cao Phong đầu tư phát triển du lịch. Ảnh: Phi Long.
Hòa Bình: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch Cao Phong “cất cánh” - Ảnh 1
Trải nghiệm với nét văn hóa dân tộc người Mường ở Hòa Bình. Ảnh: Phi Long.
Trải nghiệm với nét văn hóa dân tộc người Mường ở Hòa Bình. Ảnh: Phi Long.
Khám phá vẻ đẹp thanh bình ở xóm du lịch cộng đồng bản Mừng, xã Hợp Phong. Ảnh: Phi Long.
Khám phá vẻ đẹp thanh bình ở xóm du lịch cộng đồng bản Mừng, xã Hợp Phong. Ảnh: Phi Long.

Chị Nguyễn Thị Ngọc - du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Đến đây cảm nhận đầu tiên của tôi là không khí mát mẻ, trong lành đến nơi đây thấy nhiều hoa bà con dân bản trồng rất là ấn tượng tuyệt vời và để check in những bức ảnh đẹp nhất để ghi lại những hình ảnh thanh xuân của mình”.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy - Chủ Homestay Chiều Tím, xóm Mừng, xã Hợp Phong, huyện Cao Phong cho biết: “Đối với những dự án hiện nay chúng tôi đang triển khai đó là biển hoa du lịch cộng đồng tại xóm, khu biển hoa cạnh rừng trúc sắp tới chúng tôi sẽ kết hợp cùng bà con để là vì du lịch cộng đồng là phải lấy dân là gốc cùng làm cộng đồng người dân trong bản thì chúng tôi mới làm được, sẽ triển khai 2 dự án mới đó là gây dựng lại khu bản cổ tại khu ruộng bậc thang của xóm, ngoài ra mong muốn xây dựng thêm khu sinh hoạt cộng đồng của xóm nơi đây là nơi trưng bày giao lưu các phong tục tập quán của người Mường...”.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo du lịch huyện Cao Phong, hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều khởi sắc. Số khách đến tham quan trên địa bàn huyện đạt hơn 221.800 lượt, tăng 135,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế 636 lượt, khách nội địa gần 221.170 lượt. Doanh thu đạt 135 tỷ đồng, tăng 214,2% so với cùng kỳ. Huyện đang huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng, phát triển du lịch theo quy hoạch. Chú trọng quảng bá, thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho các khu điểm, bản cộng đồng, các nhà nghỉ, HTX du lịch; xây dựng chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp để thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch...

PHI LONG /VP TÂY BẮC