Hòa Bình: Lan tỏa phong trào xây dựng các tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu của xã Tây Phong

Sau khi có chủ trương đồng ý từ UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu và vườn mẫu tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2018 - 2020. UBND xã Tây Phong, huyện Cao Phong đã thực hiện đạt được những kết quả đáng mừng khi thực hiện tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu ở xóm Bảm, vườn mẫu…

Trụ sở các cơ quan cấp xã Tây Phong khang trang sạch đẹp.
Trụ sở các cơ quan cấp xã Tây Phong khang trang sạch đẹp. Ảnh: Phi Long

Tây Phong là một xã miền núi của tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Tây Nam của huyện Cao Phong, có trục đường Quốc lộ 6 chạy qua cách trung tâm huyện 6 km. Phía Đông giáp xã Dũng Phong và xã Tân Phong, phía Nam giáp với xã Nam Phong và xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, phía Tây giáp xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc, phía Bắc giáp thị trấn Cao Phong, xã Bắc Phong và xã Bình Thanh.

Với địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp phù hợp với điều kiện sản xuất đất nông nghiệp, tổng diện tích tự nhiên là 2.179,76 ha, trong đó đất nông nghiệp 605 ha, chiếm 27,75 diện tích, diện tích đất chuyên dùng là 14,55 ha chiếm 0,7% diện tích, đất ở nông thôn là 159,83 ha chiếm 7,3% diện tích, còn lại 363,54 ha chiếm 36,8% diện tích là đồi núi, suối, đá.

Trong năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 1,47%; cận nghèo là 5,09%, hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 1.168/1.345 hộ chiếm 86,8%, xã có 9/9 xóm được công nhận làng văn hóa chiếm 100%. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

Ông Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Tây Phong, huyện Cao Phong trao đổi với phóng viên về việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Ảnh: Phi Long
Ông Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Tây Phong, huyện Cao Phong trao đổi với phóng viên về việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Ảnh: Phi Long

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Bền, Chủ tịchUBND xã Tây Phong (huyện Cao Phong) cho biết, Tây Phong hiện có 58% là người Mường, 5% người Dao, 37% là người Kinh. Trước đây, đời sống nhân dân rất khó khăn, sản xuất tự cung tự cấp là chính, nhưng từ khi mở rộng diện tích trồng các loại cây hàng hóa là cam và mía, số hộ nghèo ở xã đã giảm trung bình khoảng 3% mỗi năm.

Hiện nay, diện tích trồng cam ở Tây Phong là 145 héc-ta (trong đó mía trắng 54 ha, mía tím 85,8 ha). Nhờ thu nhập từ cam và mía, nhiều hộ đồng bào dân tộc ở Tây Phong đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đến Tây Phong hôm nay, hỏi về những hộ có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm thì kể cả ngày không hết; Tây Phong còn có gần 20 hộ nông dân có thu nhập từ 1 - 2 tỷ đồng mỗi năm.

Tây Phong là một trong những minh chứng cho thấy nỗ lực của đồng bào ở Cao Phong trong quá trình thoát nghèo. Thực tế, không riêng Tây Phong mà ở 11 xã, 1 thị trấn khác của huyện Cao Phong, chuyện người dân vươn lên làm giàu đã trở thành một phong trào.

Các sản phẩm nông nghiệp như mía, cam…là những cây trồng mang lại chủ lực kinh tế cho bà con nhân dân trên địa bàn xã Tây Phong. Ảnh: Phi Long
Các sản phẩm nông nghiệp như mía, cam…là những cây trồng mang lại chủ lực kinh tế cho bà con nhân dân trên địa bàn xã Tây Phong. Ảnh: Phi Long

Đặc biệt, theo kết quả đánh giá khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn xã Tây Phong về các tiêu chí nhà ở công trình phụ trợ đạt trên cơ sở kết quả thẩm tra so với yêu cầu của tiêu chí; tiêu chí vườn hộ gia đình đạt; về tiêu chí đường trục thôn, xóm một số tiêu chí thẩm định đạt; văn hóa thông tin, giáo dục, y tế đạt.

Cùng với đó, kết quả đánh giá vườn mẫu năm 2021 được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong toàn xã và của cơ sở xóm hộ gia đình đã cũng cố lại vườn và kết quả các tiêu chí thôn tự tổ chức đánh giá theo quy định đạt 5/5 tiêu chí, đạt 100%. Đến nay vườn mẫu hộ đạt 5/5 tiêu chí theo Quyết định 2188/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình.

xóm Bảm đạt danh hiệu làng văn hóa, quốc phòng và an ninh. Ảnh: Phi Long
Xóm Bảm đạt danh hiệu làng văn hóa, quốc phòng và an ninh. Ảnh: Phi Long

Ông Bùi Văn Thành, Trưởng xóm Bảm, xã Tây Phong, huyện Cao Phong cho biết, xóm Bảm đạt danh hiệu làng văn hóa, quốc phòng và an ninh. Trong đó, xóm đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với diện tích đất nên thu được những kết quả về kinh tế tăng cao so với những năm trước, năm 2021 xóm Bảm mức thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 45,5 triệu đồng/ người/năm.

“Cây mía tím hiện nay trên địa bàn xã Tây Phong có khoảng 300 ha, cây mía là cây trồng chủ lực của bà con nông dân tại xóm Bảm. Một năm thu hoạch được 1 vụ, cây mía tím hiện nay đang bán với giá tại vườn trung bình là 8 nghìn /cây, ngoài ra, người dân tại xóm cũng đan xen trồng cây cam… “, ông Thành cho biết thêm.

Ông Bùi Văn Thành, Trưởng xóm Bảm, xã Tây Phong, huyện Cao Phong
Ông Bùi Văn Thành, Trưởng xóm Bảm, xã Tây Phong, huyện Cao Phong trao đổi với phóng viên cây mía là cây trồng chủ lực của bà con nông dân tại xóm Bảm, xã Tây Phong. Ảnh: Phi Long
Trên địa bàn xã Tây Phong hiện nay có khoảng 300 ha diện tích trồng cây mía tím mang lại kinh tế cao cho bà con nông dân. Ảnh: Phi Long
Trên địa bàn xã Tây Phong hiện nay có khoảng 300 ha diện tích trồng cây mía tím mang lại kinh tế cao cho bà con nông dân. Ảnh: Phi Long

Việc làm giàu từ cây mía tím của người dân tại xóm Bảm (xã Tây Phong), điển hình như hộ gia đình bà Bùi Thị Sơn trồng mía gần 20 năm nay, mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng từ cây mía. Bà Sơn chia sẻ: “cây giống mía của người dân chúng tôi những năm gần đây được nhà nước hỗ trợ cây giống và phân bón.Về khó khăn trong việc trồng mía như là sâu bệnh rất nhiều, giá cả bán thì bấp bênh, nhưng 2 năm gần đây thì giá cả tăng cao ổn định”./.

Phi Long - Thanh Phong/VP Tây Bắc

Từ khóa:
#h