Đến tham dự và điều hành Hội nghị có bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, ông Lê Văn Lộc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam và bà Triệu Thị Hoa, Uỷ viên Ban Chấp hành, Giám đốc Trung tâm dạy nghề Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị.
Trong bài phát biểu khai mạc bà Ngô Quỳnh Hoa khẳng định Việt Nam là quốc gia có nhiều người khuyết tật (NKT). Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến người lao động, đặc biệt là người lao động khuyết tật, thông qua việc đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của NKT, tham gia Công ước quốc tế về người khuyết tật năm 2007; Ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với vấn đề việc làm của công dân nói chung, NKT nói riêng….
Bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghi tâp huấn.
Đặc biệt, ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Một trong những mục tiêu cụ thể được xác định tại Đề án đó là: Nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù (trong đó có NKT. Xác định đây là những nhóm đối tượng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật và cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong việc nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật trong thời gian tới.
Bà Triệu Thị Hoa - Uỷ viên Ban Chấp hành, Giám đốc Trung tâm dạy nghề Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam phát biểu trong chương trình Hội nghị.
Theo chia sẻ của bà Triệu Thị Hoa, Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam trải qua 22 năm thành lập và phát triển đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng lao động là NKT. Nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác hỗ trợ việc làm thông qua đào tạo nghề, hướng nghiệp, truyền nghề, hỗ trợ sinh kế cho NKT và các đối tượng chính sách tại các địa phương, với mục tiêu "không để ai bỏ lại phía sau" trong quá trình hòa nhập. Cũng theo bà Triệu Thị Hoa, việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho NKT luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, rât cần thiêt để nâng cao nhận thức cũng như tăng cường hiếu biết pháp luật, tạo việc làm, đào tạo nghề để đảm bảo có một nghề sinh kế ổn định, qua đó nhăm góp phần tạo thu nhập bền vững cho NKT…
Các đai biểu và NKT cùng chụp ảnh lưu niệm
Hội nghị được tổ chức với sự tham dự của các doanh nghiệp là hội viên của hiệp hội, và đặc biệt là đội ngũ lao động khuyết tật đang làm việc tại các doanh nghiệp. Báo cáo viên tập trung trình bày các quy định pháp luật hiện hành về người lao động và các quy định trong bộ luật lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, Luật an toàn, vệ sinh lao động… nhằm giúp cho các doanh nghiệp và NKT được nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật. Hơn nữa, Hội nghị là diễn đàn để mọi người cùng lắng nghe, nắm bắt, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ thông tin cho NKT cũng như các doanh nghiệp hiện đang sử dụng đội ngũ người lao động là NKT trong thời gian tới.