Hội vật làng Sình - nét đẹp tinh hoa võ luyện của mảnh đất xứ kinh kỳ

Ngày 19/02, tức mùng 10 tháng Giêng (âm lịch), Hội vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống, là nét đẹp tinh hoa võ luyện của mảnh đất xứ kinh kỳ Cố đô Huế.

Hội vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hội vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hội vật truyền thống làng Sình được tổ chức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương và dân tộc, khơi dậy nét văn hoá truyền thống đặc trưng của tỉnh nhà nói chung, của làng Sình thuộc xã Phú Mậu nói riêng.

Hội vật là một trong những sân chơi thể thao truyền thống lâu đời, lành mạnh đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, để mừng Đảng, mừng xuân và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Góp phần thi đua sôi nổi, động viên cán bộ và nhân dân xã nhà quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố nền quốc phòng an ninh.

Hội vật làng Sình chỉ diễn ra trong một ngày và có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức khá tôn nghiêm tại đình làng Lại Ân. Tại đây, các cụ cao niên trong làng sẽ làm nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của trưởng tộc ở đình làng. Sau đó phần hội chính thức được bắt đầu. Hội vật làng Sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế “lấm lưng trắng bụng”, đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng.

Hội vật làng Sình - nét đẹp tinh hoa võ luyện của mảnh đất xứ kinh kỳ - Ảnh 1
Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, cầm trống ngay trước đình. Tiếng trống nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu
Trọng tài trên sới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết. Các đô vật mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng
Trọng tài trên sới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết. Các đô vật mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt…
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt…
Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng ký tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào sới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi
Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng ký tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào sới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi
Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại
Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại
Một nét độc đáo ở Lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức
Một nét độc đáo ở Lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức

Mỗi năm có hơn 100 đô vật tham gia hào hứng suốt ngày. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài. Nếu hai đô vật giằng co nhau không thắng, trọng tài sẽ phạt và buộc thay thế tư thế vật (vật quỳ) để kết thúc nhanh trận đấu.

Vật làng Sình được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng giêng âm lịch, theo sử sách đây là địa điểm để xây dựng những trại đóng tàu thuyền, trường huấn luyện thuỷ quân, bộ binh tinh nhuệ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc và đã chọn lọc những môn vật võ từ mọi miền đất nước để làm nét riêng cho làng Sình, nên đã trở thành ngày hội vật truyền thống hằng năm, đúng với câu thơ lục bát để nhắc nhở con cháu quê hương mình rằng: 

“Dù ai đi đó đi đây

Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”

...nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống, là nét đẹp tinh hoa võ luyện của mảnh đất xứ kinh kỳ Cố đô Huế
...nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống, là nét đẹp tinh hoa võ luyện của mảnh đất xứ kinh kỳ Cố đô Huế

Bùi Quốc Dũng

Ảnh: Huelens