Huyện Nam Trà My: Nỗ lực phát triển công tác dạy và học tại xã miền núi Trà Nam

Xã Trà Nam Huyện Nam Trà My Với đặc thù là xã miền núi, có  trên 97% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số, hiện Trà Nam Nỗ lực phát triển công tác dạy và học tại xã miền núi Trà Nam

Xã Trà Nam với đặc thù là xã miền núi, có đến trên 97% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số, hiện Trà Nam đang là một trong những xã khó khăn của huyện Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Nam những năm gần đây có nhiều đổi mới trong công tác dạy và học. Nhờ đó mà chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao.

Giờ lên lớp của các em khối tiểu học
Giờ lên lớp của các em khối tiểu học

Những bước ngoặt quan trọng

Xã Trà Nam hiện có 04 thôn với 11 khu dân cư sống rải rác tại các triền núi trên địa bàn. Do địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và hạ tầng còn thấp kém nên việc đi lại cũng như đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi, đây cũng là địa phương có trên 97% hộ dân là đồng bào dân tộc Xơ Đăng nên việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân trên địa bàn, trong đó có giáo dục luôn là thách thức, đồng thời cũng là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề của địa phương.

Thực tế những năm trước đó, sau nhiều trăn trở kéo dài của các cấp lãnh đạo địa phương và đội ngũ giáo viên tại đây, từ tháng 9/2020, giáo dục tại Trà Nam bắt đầu có những đổi mới nhờ những quyết định, giải pháp hết sức thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, được ngành Giáo dục huyện và chính quyền xã quan tâm hỗ trợ, quyết tâm chỉ đạo thực hiện.

Nói về bước chuyển mới này, thầy giáo Thạc sỹ Võ Đăng Chín - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBTTH&THCS) Trà Nam cho biết: “Bước ngặt quan trọng đầu tiên phải nhắc đến chính là sự sáp nhập hai trường: Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBTTH) Trà Nam và Phổ thông dân tộc bán trú Trung học sơ sở (PTDNBTTHCS) Trà Nam thành một trường mang tên Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam như hiện nay kể từ ngày 01/9/2020. Cùng với việc sác nhập này, các điểm trường ở các thôn, khu dân cư cũng được xóa bỏ, chuyển về cơ sở chính duy nhất là Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam đặt ở trung tâm xã.

Với bước chuyển đổi đó, công tác quản lý và tổ chức dạy và học diễn ra hết sức thuận lợi, tiết kiệm và tranh thủ được nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Đặc biệt, học sinh về học nội trú (dù trường mang tên bán trú-PV) tại Trường không những giúp các em an toàn do không phải lội rừng, vượt đồi núi đến trường rất nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa bão; mặt khác, khi các em ở lại trường, giáo viên có điều kiện đẻ kèm cặp, bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức nên chất lượng học tập ngày càng tiến bộ” - thầy Võ Đăng Chín cho hay.

Ngoài ra, cũng theo thầy Chín, nhờ việc sáp nhập hai trường PTDTBTTH Trà Nam và PTDTBTTHCS Trà Nam nên số phòng học từ trường PTDTBTTH Trà Nam cũ dôi ra, Nhà trường đã tận dụng cải tạo, chuyển đổi công năng thành phòng nghỉ, phòng ăn, sinh hoạt và vui chơi giải trí cho học sinh cũng như  giáo viên, qua đó đáp ứng nhu cầu phục vụ dạy và học của thầy và trò tại đây.

Thầy Võ Đăng Chín Hiệu trưởng trường PTDTBTTTCS Trà Nam
Thầy Võ Đăng Chín Hiệu trưởng trường PTDTBTTTCS Trà Nam
 

Công tác tư tưởng được ưu tiên, đi đầu

Trong khi hai trường học trên địa bàn xã Trà Nam sáp nhập thành một như trên vừa kể, thì sau đó 15 ngày (ngày 15/9/2020), thầy Võ Đăng Chín đang là Hiệu trưởng Trường PTDTBTTHCS Trà Don được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My điều động về giữ chức Hiệu trưởng Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam.

“Ngay khi nhận nhiệm vụ mới, tôi đã trực tiếp tham mưu với UBND xã chủ động làm công tác tư tưởng với phụ huynh học sinh bằng việc trực tiếp gặp gỡ, tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thuyết phục và gửi phiếu thăm dò đến các phụ huynh ở các thôn, khu dân cư về mục đích không để tiếp tục tồn tại các điểm trường nhỏ nằm rải rác ở các nơi mà đưa học sinh về học tại trường ở trung tâm xã để các em có điều kiện học tập tốt hơn. Đồng thời, khi các em về học ở trường trung tâm xã sẽ được hưởng chế độ bán trú do Nhà nước hỗ trợ”- thầy Võ Đăng Chín chia sẻ thêm.

Không chỉ làm công tác tư tưởng để các phụ huynh yên tâm cho con em về học tập trung tại trường trung tâm xã, thầy Chín và các thầy cô khác của Trường cùng các cấp lãnh đạo địa phương cũng đề xuất phụ huynh thay phiên đến trường hỗ trợ các công việc liên quan đến công tác chăm sóc con em mình như đi chợ, nấu ăn, giặt giũ áo quần….

Khu nhà ăn và khu ở của các em học sinh Trà Nam
Khu nhà ăn và khu ở của các em học sinh Trà Nam

“Tuần này là các phụ huynh thôn 1 đến Trường hỗ trợ thì tuần sau phụ huynh thôn khác thay thế. Hầu hết các phụ huynh đến đây là những người thân của học sinh như ông bà, cha mẹ. Họ đến với tinh thần tự nguyện, tự giác; là những người không phải lao động chính ở nhà nên họ có điều kiện, thời gian đến với trường, hỗ trợ giúp nhà trường chăm sóc các em học sinh, nhất là học sinh cấp 1 khi nội trú chưa biết cách để tự chăm sóc bản thân”- thầy Võ Đăng Chín cho biết thêm.

Trực tiếp trao đổi với bà Hồ Thị Nông (75 tuổi), trú thôn 1 xã Trà Nam, là bà của 02 học sinh đang học lớp 1 và lớp 2 và bà Hồ Thị Bốn (50 tuổi) cùng trú thôn 1 xã Trà Nam, là bà ngoại của 02 học sinh lớp 1 và lớp 3 Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam cho biết, hai bà là trong số các phụ huynh tại thôn 1 từ đầu tuần đưa các cháu của mình về trường học và ở lại với các cháu. Tại đây, các bà giúp nhà trường dọn dẹp, lo bữa ăn, giặt giũ cho các cháu. Được gần gũi và chăm lo cho các cháu, các bà và gia đình cũng yên tâm hơn khi hàng tuần các cháu phải nội trú, ở lại trường.

Tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ cho giáo dục

Với tổng số 323 học sinh theo học hai cấp (tiểu học và trung học cơ sở), mỗi ngày nhà Trường phải lo suất ăn cho học sinh theo 03 buổi (sáng, trưa, chiều), Trường PT DTBTTH&THCS Trà Nam được phân bổ định mức 05 vị trí làm công tác phục vụ ăn uống, giặt giũ cho học sinh. “Rất khó khăn với 05 suất định mức này. Vì thế, nhà Trường đã huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của phụ huynh như ở trên vừa nói. Với sự hỗ trợ đó, việc chăm sóc các học sinh nội trú tại trường được đảm bảo, chu đáo, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ dạy và học của Trường”- thầy Võ Đăng Chín, Hiệu trưởng Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam cho hay.

Không chỉ tranh thủ được sự hỗ trợ về nhân lực phục vụ bởi các phụ huynh, Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam cũng đã sáng tạo, mạnh mẽ với việc tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ của xã hội để chăm lo cho việc dạy và học tại đây. Điển hình như Nhà trường đã tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà vệ sinh khu vực nội trú của giáo viên và học sinh; tranh thủ sự giúp đỡ của Hội Nhà báo TP Đà Nẵng xây dựng nhà vòm đa năng phục các hoạt động thể dục thẻ thao cho giáo viên và học sinh; nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà xuất bản Đà Nẵng xây dựng thư viện thân thiện với hàng nghìn đầu sách và được trang bị sách đến từng phòng học cho học sinh…..

 Góc thư viện thân thiện tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Nam.
 Góc thư viện thân thiện tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Nam.
 

Ngoài ra, Nhà trường cũng huy động các nguồn lực khác để sửa chữa, chuyển đổi công năng hệ thống phòng học của trường PTDTBTTH Trà Nam cũ thành phòng nghỉ, phòng ăn cho học sinh; huy động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân để xây dựng vườn cây thuốc dược liệu bản địa để giáo dục học sinh về kỹ năng và kiến thức sử dụng cây thuốc nam địa phương; xây dựng sân bóng chuyền, sân thể thao trong nhà; linh động chi cho bữa ăn của học sinh đảm bảo dinh dưỡng nhưng phù hợp với nguồn hỗ trợ từ định mức nội trú của học sinh, đồng thời đội ngũ giáo viên  nhà trường còn tổ chức một số hoạt động chủ động tăng gia, cải thiện bữa ăn cho học sinh….

“Với sự nỗ lực, tâm huyết vì học trò của đội ngũ giáo viên toàn trường; sự ủng hộ của các cấp chính quyền và ngành giáo dục địa phương; sự đồng hành, tích cực hỗ trợ của phụ huynh đã tạo động lực và nguồn lực lớn để Trường PT DTBTTH&THCS Trà Nam có điều kiện vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những thành công chung đó, nhiều điều đáng mừng cũng đã được ghi nhận, đáng kể như hiện trường có trên 30% học sinh khá giỏi. Mặc dù Trà Nam nói riêng và Nam Trà My nói chung từng có thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện nhưng đến nay trong học sinh nhà trường chưa có trường hợp nào dương tính. Các học sinh luôn nâng cao ý thức phòng dịch để bảo vệ bản thân. Hiện chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều hơn những quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, các ngành và của xã hội để có thêm nguồn lực đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác dạy và học, góp phần đưa giáo dục huyện miền núi Nam Trà My không ngừng phát triển” - thầy Võ Đăng Chín bày tỏ./.

đang là một trong những xã khó khăn của huyện Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Nam những năm gần đây có nhiều đổi mới trong công tác dạy và học. Nhờ đó mà chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao.

Bước ngoặt quan trọng

Xã Trà Nam hiện có 04 thôn với 11 khu dân cư sống rải rác tại các triền núi trên địa bàn. Do địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và hạ tầng còn thấp kém nên việc đi lại cũng như đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi, đây cũng là địa phương có trên 97% hộ dân là đồng bào dân tộc Xơ Đăng nên việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân trên địa bàn, trong đó có giáo dục luôn là thách thức, đồng thời cũng là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề của địa phương.

Trước thực tế đó, sau nhiều trăn trở kéo dài của các cấp lãnh đạo địa phương và đội ngũ giáo viên tại đây, từ tháng 9/2020, giáo dục tại Trà Nam bắt đầu có những đổi mới nhờ những quyết định, giải pháp hết sức thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, được ngành Giáo dục huyện và chính quyền xã quan tâm hỗ trợ, quyết tâm chỉ đạo thực hiện.

Nói về bước chuyển mới này, thầy giáo Võ Đăng Chín - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBTTH&THCS) Trà Nam cho biết: “Bước ngặt quan trọng đầu tiên phải nhắc đến chính là sự sáp nhập hai trường: Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học (PTDTBTTH) Trà Nam và Phổ thông dân tộc bán trú Trung học sơ sở (PTDNBTTHCS) Trà Nam thành một trường mang tên Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam như hiện nay kể từ ngày 01/9/2020. Cùng với việc sác nhập này, các điểm trường ở các thôn, khu dân cư cũng được xóa bỏ, chuyển về cơ sở chính duy nhất là Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam đặt ở trung tâm xã.

Với bước chuyển đổi đó, công tác quản lý và tổ chức dạy và học diễn ra hết sức thuận lợi, tiết kiệm và tranh thủ được nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Đặc biệt, học sinh về học nội trú (dù trường mang tên bán trú-PV) tại Trường không những giúp các em an toàn do không phải lội rừng, vượt đồi núi đến trường rất nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa bão; mặt khác, khi các em ở lại trường, giáo viên có điều kiện đẻ kèm cặp, bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức nên chất lượng học tập ngày càng tiến bộ” - thầy Võ Đăng Chín cho hay.

Ngoài ra, cũng theo thầy Chín, nhờ việc sáp nhập hai trường PTDTBTTH Trà Nam và PTDTBTTHCS Trà Nam nên số phòng học từ trường PTDTBTTH Trà Nam cũ dôi ra, Nhà trường đã tận dụng cải tạo, chuyển đổi công năng thành phòng nghỉ, phòng ăn, sinh hoạt và vui chơi giải trí cho học sinh cũng như  giáo viên, qua đó đáp ứng nhu cầu phục vụ dạy và học của thầy và trò tại đây.


Huyện Nam Trà My: Nỗ lực phát triển công tác dạy và học tại xã miền núi Trà Nam - Ảnh 1

Giờ tập thể dục giữa giờ của em cac học sinh trường PTDTBTTHCS Trà Nam luôn được chú trọng

Công tác tư tưởng được ưu tiên, đi đầu

Trong khi hai trường học trên địa bàn xã Trà Nam sáp nhập thành một như trên vừa kể, thì sau đó 15 ngày (ngày 15/9/2020), thầy Võ Đăng Chín đang là Hiệu trưởng Trường PTDTBTTHCS Trà Don được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My điều động về giữ chức Hiệu trưởng Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam.

“Ngay khi nhận nhiệm vụ mới, mình đã trực tiếp tham mưu với UBND xã chủ động làm công tác tư tưởng với phụ huynh học sinh bằng việc trực tiếp gặp gỡ, tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thuyết phục và gửi phiếu thăm dò đến các phụ huynh ở các thôn, khu dân cư về mục đích không để tiếp tục tồn tại các điểm trường nhỏ nằm rải rác ở các nơi mà đưa học sinh về học tại trường ở trung tâm xã để các em có điều kiện học tập tốt hơn. Đồng thời, khi các em về học ở trường trung tâm xã sẽ được hưởng chế độ bán trú do Nhà nước hỗ trợ”- thầy Võ Đăng Chín chia sẻ thêm.

Không chỉ làm công tác tư tưởng để các phụ huynh yên tâm cho con em về học tập trung tại trường trung tâm xã, thầy Chín và các thầy cô khác của Trường cùng các cấp lãnh đạo địa phương cũng đề xuất phụ huynh thay phiên đến trường hỗ trợ các công việc liên quan đến công tác chăm sóc con em mình như đi chợ, nấu ăn, giặt giũ áo quần….

“Tuần này là các phụ huynh thôn 1 đến Trường hỗ trợ thì tuần sau phụ huynh thôn khác thay thế. Hầu hết các phụ huynh đến đây là những người thân của học sinh như ông bà, cha mẹ. Họ đến với tinh thần tự nguyện, tự giác; là những người không phải lao động chính ở nhà nên họ có điều kiện, thời gian đến với trường, hỗ trợ giúp nhà trường chăm sóc các em học sinh, nhất là học sinh cấp 1 khi nội trú chưa biết cách để tự chăm sóc bản thân”- thầy Võ Đăng Chín cho biết thêm.

Trực tiếp trao đổi với bà Hồ Thị Nông (75 tuổi), trú thôn 1 xã Trà Nam, là bà của 02 học sinh đang học lớp 1 và lớp 2 và bà Hồ Thị Bốn (50 tuổi) cùng trú thôn 1 xã Trà Nam, là bà ngoại của 02 học sinh lớp 1 và lớp 3 Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam cho biết, hai bà là trong số các phụ huynh tại thôn 1 từ đầu tuần đưa các cháu của mình về trường học và ở lại với các cháu. Tại đây, các bà giúp nhà trường dọn dẹp, lo bữa ăn, giặt giũ cho các cháu. Được gần gũi và chăm lo cho các cháu, các bà và gia đình cũng yên tâm hơn khi hàng tuần các cháu phải nội trú, ở lại trường.

Huyện Nam Trà My: Nỗ lực phát triển công tác dạy và học tại xã miền núi Trà Nam - Ảnh 2

Bữa cơm trưa của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Nam.

Tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ cho giáo dục

Với tổng số 323 học sinh theo học hai cấp (tiểu học và trung học cơ sở), mỗi ngày nhà Trường phải lo suất ăn cho học sinh theo 03 buổi (sáng, trưa, chiều), Trường PT DTBTTH&THCS Trà Nam được phân bổ định mức 05 vị trí làm công tác phục vụ ăn uống, giặt giũ cho học sinh. “Rất khó khăn với 05 suất định mức này. Vì thế, nhà Trường đã huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của phụ huynh như ở trên vừa nói. Với sự hỗ trợ đó, việc chăm sóc các học sinh nội trú tại trường được đảm bảo, chu đáo, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ dạy và học của Trường”- thầy Võ Đăng Chín, Hiệu trưởng Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam cho hay.

Không chỉ tranh thủ được sự hỗ trợ về nhân lực phục vụ bởi các phụ huynh, Trường PTDTBTTH&THCS Trà Nam cũng đã sáng tạo, mạnh mẽ với việc tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ của xã hội để chăm lo cho việc dạy và học tại đây. Điển hình như Nhà trường đã tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà vệ sinh khu vực nội trú của giáo viên và học sinh; tranh thủ sự giúp đỡ của Hội Nhà báo TP Đà Nẵng xây dựng nhà vòm đa năng phục các hoạt động thể dục thẻ thao cho giáo viên và học sinh; nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà xuất bản Đà Nẵng xây dựng thư viện thân thiện với hàng nghìn đầu sách và được trang bị sách đến từng phòng học cho học sinh…..

Ngoài ra, Nhà trường cũng huy động các nguồn lực khác để sửa chữa, chuyển đổi công năng hệ thống phòng học của trường PTDTBTTH Trà Nam cũ thành phòng nghỉ, phòng ăn cho học sinh; huy động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân để xây dựng vườn cây thuốc dược liệu bản địa để giáo dục học sinh về kỹ năng và kiến thức sử dụng cây thuốc nam địa phương; xây dựng sân bóng chuyền, sân thể thao trong nhà; linh động chi cho bữa ăn của học sinh đảm bảo dinh dưỡng nhưng phù hợp với nguồn hỗ trợ từ định mức nội trú của học sinh, đồng thời đội ngũ giáo viên  nhà trường còn tổ chức một số hoạt động chủ động tăng gia, cải thiện bữa ăn cho học sinh….

“Với sự nỗ lực, tâm huyết vì học trò của đội ngũ giáo viên toàn trường; sự ủng hộ của các cấp chính quyền và ngành giáo dục địa phương; sự đồng hành, tích cực hỗ trợ của phụ huynh đã tạo động lực và nguồn lực lớn để Trường PT DTBTTH&THCS Trà Nam có điều kiện vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những thành công chung đó, nhiều điều đáng mừng cũng đã được ghi nhận, đáng kể như hiện trường có trên 30% học sinh khá giỏi. Mặc dù Trà Nam nói riêng và Nam Trà My nói chung từng có thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện nhưng đến nay trong học sinh nhà trường chưa có trường hợp nào dương tính. Các học sinh luôn nâng cao ý thức phòng dịch để bảo vệ bản thân. Hiện chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều hơn những quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, các ngành và của xã hội để có thêm nguồn lực đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác dạy và học, góp phần đưa giáo dục huyện miền núi Nam Trà My không ngừng phát triển” - thầy Võ Đăng Chín bày tỏ./.

Nguyễn Tuyên