Khẳng định được vị thế của ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp, như: Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình. Phát huy lợi thế đó, những năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập tập trung. Cùng với đó, tỉnh quan tâm xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP để không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Phú Thọ là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp, như: Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình. Phát huy lợi thế đó, những năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành  nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập tập trung. Cùng với đó, tỉnh quan tâm xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP để không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.
Xác định chè là cây mũi nhọn, Long Cốc phấn đấu mở rộng diện tích chè, nâng cao thu nhập cho người dân.

Có ưu thế đặc điểm địa hình, khí hậu đa dạng, tỉnh Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp với các chủng loại cây trồng, sản phẩm nông, lâm, thủy sản phong phú, mang tính đặc trưng, đặc sản, tiêu biểu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và hình thành 269 vùng sản xuất hàng hóa tập trung gồm 70 vùng chè, 166 vùng bưởi và 33 vùng chuối với tổng diện tích khoảng 9.400ha. Các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đến xã Võ Miếu là một trong những xã có diện tích chè lớn của huyện miền núi Thanh Sơn với khoảng 300ha, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương dọc các triền đồi chè thoai thoải, xanh mướt mát. Nhiều năm nay, cây chè đã trở thành cây trồng mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Không chỉ góp phần tích cực vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, mà cây chè đang mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều gia đình.

Để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, từ canh tác chè theo lối truyền thống, người dân có sự thay đổi rõ nét cả về tư duy và phương thức canh tác theo hướng an toàn. Điển hình như làng nghề, Hợp tác xã (HTX) chế biến chè an toàn Thanh Hà với hơn 100 hộ tham gia. Các hộ làm nghề đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và chế biến chè... Sản phẩm chè đa dạng, lợi nhuận cao và ổn định góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

hát triển chè chất lượng cao là một trong những chương trình nông nghiệp trọng điểm được huyện Thanh Sơn thực hiện đạt hiệu quả cao trong những năm qua.
Phát triển chè chất lượng cao là một trong những chương trình nông nghiệp trọng điểm được huyện Thanh Sơn thực hiện đạt hiệu quả cao trong những năm qua.

Ông Hà Văn Thạo - Bí thư Đảng ủy xã Võ Miếu cho biết: “Để phù hợp điều kiện và tập quán trồng trọt của người dân, xã đã quy hoạch thành các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác; tạo điều kiện cho người dân được tham gia các lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh, thâm canh chè, gieo trồng cây vụ Đông, kỹ thuật chăm sóc cây lâm nghiệp, phòng bệnh cho đàn vật nuôi, giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ, nâng cao đời sống. Từ đó, nâng thu nhập bình quân trên địa bàn xã đến nay đạt gần 41 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%”.

Cùng với Võ Miếu, nhiều xã khác trong huyện cũng đã và đang tích cực phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa như: Cự Thắng, Tất Thắng, Lương Nha, Thục Luyện... Hình thành, phát triển nhanh các vùng sản xuất hàng hoá, huyện Thanh Sơn đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020- 2025 để tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp toàn diện, bền vững theo mô hình trang trại, gia trại; chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp.

Trong đó, việc hình thành được các vùng sản xuất nông sản tập trung theo hướng hàng hoá, việc quan quan trọng có tính chất quyết định đến giá trị và vị thế của nông sản trên thị trường là đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, thực hiện việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại gắn với thương mại điện tử trở thành xu thế tất yếu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ đó góp phần thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện nội dung chuyển đổi số, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng hệ thống phần mềm hoạt động đa nền tảng phục vụ cho các đơn vị sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng, vận hành phần mềm hoạt động trên website: http://phutho.idfood.net/ và ứng dụng “Agritech- Chuỗi nông nghiệp số” cho thiết bị di động. Các tính năng đều được minh hoạ bằng biểu tượng, hình ảnh, dễ sử dụng cho mọi người dân. Phần mềm và ứng dụng đã tích hợp đầy đủ các phân hệ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông lâm sản. Trong mỗi phân hệ có đủ công cụ quản lý, thống kê, mẫu biểu hồ sơ hỗ trợ cấp chứng nhận, chứng chỉ (VietGAP, hữu cơ, FSC, an toàn vệ sinh thực phẩm...) các thủ tục hành chính liên quan đến từng lĩnh vực.

Vùng nguyên liệu chè của HTX Sản xuất và chế biến chè Đá Hen.
Vùng nguyên liệu chè của HTX Sản xuất và chế biến chè Đá Hen.

Năm 2021, sản phẩm chè khô của HTX Sản xuất và chế biến chè Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê đạt chứng nhận OCOP hạng bốn sao cấp tỉnh. Thời điểm đó, HTX đã được lựa chọn tham gia chương trình chuyển đổi số nông nghiệp của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc HTX chia sẻ: “Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, chúng tôi hiểu rằng nếu chỉ tiêu thụ sản phẩm qua kênh bán hàng truyền thống thì rất khó mở rộng thị trường, đưa sản phẩm vươn xa ra tỉnh bạn. Vì thế, HTX xác định phải thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thương hiệu bền vững.

Chúng tôi đã được quan tâm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu; tạo lập các mã quét, mã QR để truy xuất thông tin, nguồn gốc sản phẩm bằng các ứng dụng, phần mềm. HTX cũng đẩy mạnh việc thanh toán qua các nền tảng trực tuyến, ví điện tử, ngân hàng số (Internet banking), Mobile money... để thuận tiện hơn cho khách hàng. Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp việc lưu trữ hồ sơ thuận tiện, an toàn, giảm bớt giấy tờ, thời gian, nhân lực, tăng tính minh bạch cho sản phẩm.

Từ mô hình HTX Sản xuất và chế biến Chè Đá Hen, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã triển khai quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung.

Tuy nhiên, để tạo “đòn bẩy” đưa nông sản Đất Tổ vươn ra thị trường khu vực, cùng với chuyển đổi số, việc cấp mã số vùng trồng sẽ tạo dựng uy tín cho từng sản phẩm khi xuất khẩu ra nước ngoài. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp mã số vùng trồng cho các loại cây trồng chủ lực. Riêng cây bưởi đã được thiết lập 24 mã số vùng trồng, trong đó 18 mã số vùng trồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Liên bang Nga, Hoa Kỳ, còn lại là phục vụ tiêu thụ trong nước. Hay như cây chuối, trên địa bàn tỉnh đã có 13 vùng trồng được cấp mã số, trong đó có chín mã số vùng trồng tập trung tại các huyện: Lâm Thao, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông phục vụ xuất khẩu sang thị trường EU, Trung Quốc. Đối với cây chè cấp hai mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa với diện tích gần 140ha tại huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ.

HTX chè Cẩm Mỹ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
HTX chè Cẩm Mỹ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Là một trong 63 HTX tiêu biểu trên toàn quốc được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam biểu dương năm 2023, HTX Chè Cẩm Mỹ, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn đã thay đổi tư duy bằng chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chè hữu cơ và đẩy mạnh thiêu thụ sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử. Năm 2022, HTX Chè Cẩm Mỹ có hai sản phẩm chè đạt chuẩn OCOP bốn sao của tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Mỹ - Phó Giám đốc HTX Chè Cẩm Mỹ cho biết: “Hiện HTX đã có hơn 15ha chè sản xuất đạt chứng nhận VietGAP. Cùng với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè hữu cơ của HTX, để bắt kịp với xu thế chuyển đổi số trong nông nghiệp, HTX đã xác định thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng thương hiệu. Hiện chúng tôi đã có trang web riêng, đăng ký tên miền chính chủ, có Fanpage trên mạng xã hội, nhờ đó, lượng khách ở các tỉnh, thành phố khác biết đến, đặt hàng chè xanh Cẩm Mỹ thông qua các sàn TMĐT và mạng xã hội ngày càng tăng”.

Sản phẩm chè sạch HTX chè Cẩm Mỹ xã Tất Thắng đạt sản phẩm OCOP 3 sao.
Sản phẩm chè sạch HTX chè Cẩm Mỹ xã Tất Thắng đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Thực hiện chuyển đối số trong nông nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gồm 70 vùng chè với diện tích 5.800ha, 166 vùng bưởi với diện tích hơn 2.600ha, 33 vùng chuối với diện tích hơn 1.000ha; cấp được 41 mã số vùng trồng với diện tích gần 1.500ha cho các sản phẩm như chuối, bưởi, rau; hơn 3.000ha bưởi sản xuất theo hướng an toàn, 25 HTX, 82 trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất...

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh đang có mặt trên các sàn giao dịch TMĐT như nongsan.phutho.gov.vn, giaothuong.net và trên các trang mạng xã hội đã góp phần đưa sản phẩm nông sản Phú Thọ đến với người tiêu dùng, giúp các sản phẩm nâng tầm giá trị, mở rộng thị trường, quảng bá rộng rãi hơn trên thị trường trong và ngoài nước.

PHI LONG