Lãi suất liên ngân hàng duy trì mặt bằng thấp

Lãi suất liên ngân hàng (LSLNH) có diễn biến tăng trở lại ở các loại kỳ hạn – qua đêm và 1 tuần, lần lượt ở mức 0,13% và 0,02%, quay trở lại mức 0,63% và 0,72%. Ngược lại, đối với kỳ hạn 2 tuần, LSLNH giảm nhẹ 0,02% xuống mức 0,89%/năm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thị trường tiền tệ

Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tuần 6/9 – 10/9/2021. NHNN tiếp tục không thực hiện hoạt động bơm/hút ròng mới nào trong tuần qua trên các kênh tín phiếu và OMO của thị trường mở. Lượng OMO và tín phiếu đang lưu hành ở thời điểm hiện tại tiếp tục duy trì ở mức 0. Diễn biến này tiếp tục cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang ở trạng thái dồi dào.

Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC

Cũng theo BVSC, từ ngày 01/09 đến 10/09/2021, LSLNH có diễn biến tăng trở lại ở các loại kỳ hạn - qua đêm và 1 tuần, lần lượt ở mức 0,13% và 0,02%, quay trở lại mức 0,63% và 0,72%. Ngược lại, đối với kỳ hạn 2 tuần, LSLNH giảm nhẹ 0,02% xuống mức 0,89%/năm.

Tuần qua, NHNN chính thức ban hành Thông tư 14 sửa đổi và bổ sung cho Thông tư 01. Thông tư 14 về cơ bản giống bản dự thảo sửa đổi TT01 được NHNN công bố trước đó. Sửa đổi này cho phép mở rộng các khoản nợ tái cơ cấu với việc tăng thời hạn khoản nợ phát sinh từ trước ngày 01/08/2021 và có phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc lãi từ 23/01/2020-30/06/2022, cho phép ngân hàng được phép giữ nguyên nhóm nợ ngay trước ngày tái cơ cấu.

BVSC đánh giá đây là động thái hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời cho người đi vay cũng như hệ thống ngân hàng. Thông tư này mở rộng thêm những đối tượng khách hàng đi vay được tái cơ cấu nợ từ đó khách hàng đi vay có thể giãn thanh toán nợ gốc, giãn thanh toán lãi vay hoặc giãn cả hai mà không bị nhảy nhóm nợ, từ đó giúp cho khách hàng đi vay có thêm thời gian hơn để thanh toán trong tương lai. Sửa đồi này đồng thời cho phép ngân hàng mở rộng các khoản vay tái cơ cấu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19, chưa phải ghi nhận nợ xấu, cũng như chưa phải trích lập dự phòng cho các khoản vay này.

Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC

Tính tới cuối tháng 8, lãi suất huy động tiếp tục duy trì đà giảm từ các tháng trước đó

Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC

Thị trường ngoại hối

Tỷ giá trung tâm và tỷ giá tự do tiếp tục có diễn biến trái chiều: Trong tuần vừa qua, tỷ giá trung tâm có diễn biến tăng nhẹ trở lại, ở mức 9 đồng, từ 23.109 VND/USD lên mức 23.118 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại NHTM giảm 21 đồng, từ 22.784 VND/USD xuống còn 22.763 VND/USD.

Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC

Chỉ số USD Index tăng điểm trở lại: Trong tuần qua, chỉ số DXY có diễn biến tăng trở lại khi đóng cửa tuần ở mức 92,58 điểm, cao hơn 0,59% so với tuần trước đó. Đồng bạc xanh có diễn biến tăng điểm so với tất cả các đồng ngoại tệ khác trong rổ DXY, bao gồm JPY, GBP, EUR, SEK, CAD và CHF, lần lượt ở mức 0,21%; 0,23%; 0,56%; 1,03%; 1,32% và 0,46%.

Trong tuần, chỉ số PPI của Mỹ đã được công bố. Theo đó, PPI tháng 8 đạt mức tăng 8,3% YoY, cao hơn so với mức tăng 7,8% trong tháng 7 và kỳ vọng 8,2% YoY trước đó của thị trường.

Theo thống kê, mức tăng 8,3% YoY của chỉ số PPI cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/2010 trở lại đây. Mặc dù PPI không phải là công cụ chính mà Fed sử dụng để đánh giá về lạm phát, tuy nhiên, chỉ số PCE – chỉ số được Fed sử dụng để đánh giá lạm phát thường có chung xu hướng với chỉ số PPI, đặc biệt trong những năm gần đây. Do đó, yếu tố này đã phần nào tác động tới tâm lý nhà đầu tư, tiếp tục gia tăng nỗi lo về lạm phát, qua đó, có khả năng đã khiến giá đồng USD tăng trong tuần vừa qua.

Nguồn: Báo cáo BVSC
Nguồn: Báo cáo BVSC