Hương vị của từng thức trà được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, từ giống trà, thành phần dưỡng chất đến kỹ thuật sản xuất, phương pháp lên men, độ tươi của lá và cách pha trà. Ngoài ra, điều kiện bảo quản và chất lượng nước pha trà cũng có ảnh hưởng lớn đến hương vị của ấm trà mà bạn vừa pha. Chính vì thế, cùng một loại trà có thể cho ra nhiều hương vị khác nhau. Đó cũng là lý do bạn cần hiểu rõ hơn về hương vị để chọn được loại trà phù hợp và có thể cảm nhận được những tầng hương nhỏ nhất.
Mùi hương là đặc trưng của trà sau khi pha, mùi hương sẽ tuỳ vào từng loại trà mà có hương khác nhau. Về cơ bản, nếu trà có thể lưu hương lâu, thậm chí có thể giữ mùi được sau 2-3 lần hãm thì đó là trà ngon. Hương vị ở mỗi loại trà là tổng hòa của các nốt hương, mùi vị khác nhau. Một số loại trà có hương vị thanh thuần đơn giản chỉ chứa đựng 2, 3 nốt hương nhưng một số khác lại có hương vị vô cùng phức tạp. Sự phong phú này sẽ mang đến cho bạn nhiều khám phá và cảm nhận thú vị bên những tách trà.
Hương vị là yếu tố đơn giản nhất khi chơi và là thứ tốt nhất để nhìn sơ qua. Có nhiều cách để phân chia các hương vị trong một phạm vi. Hương là một loại mĩ cảm, phải cảm nhận bằng mũi, sau đó mới dùng tâm để cảm nhận, để cảm nhận chính xác và phân biệt được hương trà không đơn thuần chỉ cần khứu giác nhạy cảm mà còn cần gạt bỏ tạp niệm, để tâm trở nên tĩnh tại và trong sáng.
Căn cứ vào phẩm chất của lá trà, phương pháp chế biến, hương đặc trưng của một số loại trà mà người ta chia ra làm 9 nhóm hương vị trà.
Vegetal (hương cỏ cây, tươi mới)
Thuật ngữ về hương vị tươi mới thường được dùng để diễn tả cho sắc xanh, hương thơm thoảng nhẹ và vị thanh tao của trà xanh. Tuy nhiên, chúng có thể được dùng để diễn đạt cho các loại trà có hương vị nhẹ nhàng như: trà vàng, trà trắng
Savoury (vị mặn)
Trà cũng có vị mặn, tương tự như vị của rong biển. Thuật ngữ về trà gọi vị này là umani, thường có ở các loại trà xanh hấp Sencha hay trà xanh Gyokuro Nhật bản. Đó là hương vị mặn nồng của đại dương, kèm dư vị béo nhẹ, để lại cảm giác tròn đầy.
Nutty/Toasty (vị ngọt bùi hạt dẻ, hương khói)
Hương vị đặc biệt này thường được tìm thấy ở trà cổ thụ và trà ôlong rang. Đây là những thức trà có mùi thơm đặc trưng, tựa như hương khói đốt đồng kèm vị ngọt bùi như hạt dẻ nướng.
Floral (hương hoa)
Khá nhiều loại trà mang trong mình hương hoa, từ nhẹ nhàng đến nồng nàn sâu lắng. hồn trà, trà đen.
Earthy (mùi đất)
Mùi đất là hương vị đặc trưng thường có ở các thức trà lên men sẫm màu như trà đen và trà Phổ Nhĩ. Mỗi thức trà sở hữu mùi đất ở những cấp độ khác nhau và có thể hòa quyện cùng các hương vị khác, cụ thể như: Trà Phổ Nhĩ có mùi đất hoặc rêu mạnh và trà đen nổi bật với hương gỗ thông.
Fruity (hương trái cây)
Một số loại trà sở hữu hương vị trái cây tự nhiên vô cùng cuốn hút như: hương mận chín ở hồng trà cổ thụ, hương trái cây chín mọng ở trà Đông phương mỹ nhân, hương hoa và trái cây hòa quyện ở trà ôlong Kim tuyên hay hương trái vải rõ nét trong trà Măng rồng vàng. Hương vị độc đáo này thường có ở các thức trà sẫm màu và có hàm lượng nội chất dồi dào.
Sweet (hương vị ngọt ngào)
Rất nhiều loại trà có vị ngọt tự nhiên như: ngọt thanh, êm đằm có mùi mạch nha ở trà đen hay vị mật ong rõ rệt ở trà ôlong Đông phương mỹ nhân. Hậu vị ngọt sâu còn xuất hiện ở các danh trà như: trà Phổ Nhĩ, trà Long Tĩnh, trà Thiết Quan âm, trà ôlong Tứ quý...
Mineral (vị khoáng)
Hương vị khoáng chất hiếm hoi xuất hiện trong một số ít loại trà ôlong. So với các hương vị khác thì mùi vị khoáng thường dễ bị lấn át và ít được phát hiện hơn.
Spicy (vị cay)
Vị cay tự nhiên hiếm khi xuất hiện trong các loại trà được làm từ cây Camellia Sinensis. Thông thường, các loại trà Ấn như masala chai nổi bật với vị cay nồng do được kết hợp với nhiều gia vị và thảo mộc.