Các chuyên gia của Moody’s cho biết: “Kinh tế Việt Nam tái mở cửa có phần hơi chậm chạp từ đầu năm, nhưng hiện đã tăng tốc, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Nền kinh tế còn được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào”.
Dựa vào số liệu tháng 7, dù xuất khẩu của Việt Nam giảm tốc nhưng các chuyên gia của Moody’s tin rằng nhu cầu sẽ ổn định ở thị trường Mỹ do thị trường lao động của nước này phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, theo phân tích của ACBS, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý III-2022 sẽ đạt mức 2 con số do được hỗ trợ bởi 3 yếu tố.
(1) tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và tăng trưởng (với IIP tăng 15,6% trong tháng 8 năm 2022 và 9,4% trong 8 tháng năm 2022), qua đó sẽ thúc đẩy các hoạt động từ khu vực FDI về mặt đầu tư và xuất khẩu.
(2) Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất công nghiệp thay thế nhằm bù đắp sản lượng mất mát, do chiến lược zero Covid-19 của Trung Quốc, tiếp tục thúc đẩy phục hồi các hoạt động sản xuất công nghiệp.
(3) Sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành dịch vụ sau khi được phép mở cửa lại các loại hình kinh doanh dịch vụ đến từ việc cải thiện nhu cầu tiêu dùng nội địa sau khi dịch Covid-19 kiểm soát; mở cửa các hoạt động du lịch quốc tế và các hoạt động giao thông vận tải trở lại vận hành bình thường giúp thúc đẩy hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất khẩu từ khu vực FDI .
NHNN cũng xác nhận sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% vào năm 2022. Điều này cho thấy, khả năng hệ thống ngân hàng được cấp thêm 2% hạn mức tăng trưởng tín dụng từ giờ tới cuối năm 2022 tùy vào diễn biến kinh tế vĩ mô, sau khi NHNN cấp thêm 2% tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống vào đầu tháng 9.
Theo dự đoán của ACBS, NHNN sẽ cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm vào quý III-2022, ACBS kỳ vọng rằng GDP của Việt Nam trong quý III-2022 sẽ tăng cao nhất 14,7%. Do đó, kịch bản tích cực, ACBS dự báo tăng trưởng GDP quý III-2022 có thể đạt mức cao nhất là 14,7%, 6 tháng cuối năm tăng 7,1 - 10,4% và 6,8 - 8,5% cả năm.