Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch Hiệp Hội chè Việt Nam đánh giá, trong đại dịch Covid-19, hầu hết nền kinh tế trên thế giới đều đang bị ảnh hưởng, và ngành chè tại Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, ngành chè vẫn giữ được mốc tăng trưởng ổn định, đặc biệt là xuất khẩu chè nhờ có sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp trong ngành.
“Để có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tôi mong muốn các đơn vị doanh nghiệp sẽ tiếp tục có hướng đầu tư lâu dài, phát triển mở rộng đối với thị trường chè trong nước”. Ông Tài nói.
Hội thảo tập trung bàn luận hướng dẫn của Asean về đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp được khởi nguồn và xây dựng dựa trên các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm trong hệ thống nông nghiệp và thực phẩm (CFS-RAI) của Ủy ban An ninh lương thực thế giới (lĩnh vực LTNLN).
Hướng dẫn được gửi đến Chính phủ các quốc gia thành viên Asean và được điều chỉnh phù hợp với các thách thức cụ thể của từng quốc gia, đồng thời dự báo vai trò và trách nhiệm của chính các đối tác liên quan ngoài khu vực nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn. Xây dựng dựa trên các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc với mục đích chính là thúc đẩy đầu tư vào lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp trong khu vực ASEAN, góp phần phát triển kinh tế khu vực, an ninh lương thực và dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và lợi ích công bằng, cũng như sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, mục tiêu chương trình hướng dẫn đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp cũng giúp thiết lập các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư thông qua khung chính sách, tạo lập sự cân bằng giữa các lợi ích nhằm tăng cường năng lực của các bên liên quan. Xây dựng khung hướng dẫn các quốc gia Asean, các nhà đầu tư lớn, nhỏ và các tác nhân khác trong việc phát triển các chuỗi giá trị đầu tư nông nghiệp có trách nhiệm và bền vững trong khu vực.
Kèm theo đó, hướng dẫn của Asean mong muốn đóng góp thúc đẩy, phát triển cho Chính phủ các nước nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, phát triển kinh tế bền vững, công bằng, xóa đói giảm nghèo, tăng cường bình đẳng gắn kết và trao quyền cho phụ nữ, thanh niên, dân địa phương và các nhóm bên lề.
Bên cạnh đó, tôn trọng quyền sở hữu đất thủy sản và rừng tiếp cần với nguồn nước đóng góp bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Hỗ trợ công nghệ phù hợp và bền vững, thực hành sử dụng tài nguyên hiệu quả, năng suất an toàn. Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, thiên tai và các cú sốc khác, đồng thời góp phần giảm thiếu tác động và thích ứng với biên đổi khí hậu.
Tôn trọng pháp luật và kết hợp các cấu trúc, quy trình quản trị và cơ chế khiếu nại bao trùm và minh bạch, đánh giá giải quyết các tác động của dự án đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp. Tăng cường phương pháp tiếp cận khu vực đối với các dự án đầu tư có trách nhiệm trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp tại khu vực Asean.
Theo đại diện của RAI, đối với các nước Asean là các nước phát triển nông nghiệp rất nhiều đặc biệt là ngành chè tại Việt Nam nên cần có những hướng dẫn về đầu tư nông nghiệp bền vững. Khi các hướng dẫn được sinh ra từ đó lồng ghép vào các quy định pháp luật của các quốc giá khác nhau để thực hiện cho phù hợp.
“Từ những hướng dẫn này, các doanh nghiệp về lĩnh vực chè cần nhìn nhận và vận dụng vào thực tiễn để xem mình được lợi gì về mặt đầu tư, phát triển và mở rộng quy mô cho doanh nghiệp sau này”. Đại diện RAI chia sẻ.
Huy Đức