Nguồn gốc tên khoa học Camellia Sinensis của cây trà

Hầu hết mọi người đều biết cây trà có tên khoa học là Camellia Sinensis nhưng ít ai hiểu được lý do vì sao nó lại được gọi tên khá đặc biệt như vậy. Không ít người tự đặt ra câu hỏi cái tên Camellia Sinensis của cây trà đến từ đâu?

Từ trà thực chất mang nhiều ý nghĩa. Thậm chí là chỉ nhiều loại cây khác nhau. Ví dụ như trà xanh, bạch trà, trà ô long hay hồng trà… Các loại trà này đều được làm từ lá trà, chỉ khác nhau ở công đoạn chế biến. Trong khi đó, các loại trà như hoa cúc, hoa hồng, táo đỏ cũng được gọi là trà nhưng không hề được làm từ lá của cây trà.

Chính vì vậy để tránh nhầm lẫn thì khi định nghĩa. Chẳng hạn định nghĩa trà xanh thông thường bạn sẽ hay bắt gặp kiểu định nghĩa như sau: “Trà xanh là loại trà được làm từ lá của cây trà (Camellia Sinensis)”.

Camellia Sinensis là tên khoa học của cây trà thường được thêm vào để giải thích nhằm tránh nhầm lẫn với những cây trà làm nên trà xanh với những loài cây khác có tên tương tự.

Nguồn gốc tên khoa học Camellia Sinensis của cây trà - Ảnh 1

Vào năm 1753, cây trà được đặt tên bởi một nhà thực vật học rất nổi tiếng người Thụy Điển tên là Carl Linnaeus. Thời điểm đó, ông nghĩ cây trà của Nhật Bản và Trung Quốc là 2 loài cây khác nhau nên mới tạo ra nhầm lẫn về cách đặt tên.

Cây trà của Trung Quốc thì ông đặt tên là Camellia japonica. Còn cây trà ở Nhật Bản thì lại được đặt là Thea sinensis.

Riêng cái tên Thea đặt cho cây trà ở Nhật Bản thì được lấy từ cách gọi trà của người Mân Nam (Phúc Khiến), đó là te. Vào giai đoạn thế kỷ 18 thì cây trà ở Trung Quốc và Nhật Bản được công nhận rộng rãi là 2 loài cây khác nhau. Thế nên sự nhầm lẫn này không có gì sai cả.

Thực chất thì cây trà ở Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một thiền sư người Nhật tên là Eisai đã mang hạt giống cây trà về Nhật Bản vào thế kỷ 12. Sau chuyến du hành nhiều ngày ở Trung Quốc của ông. Đến thế kỷ 19 thì cây trà ở cả hai nước mới được công nhận là cùng một loài cây.

Cái tên Camellia được đặt theo tên của một tu sĩ và cũng là nhà tự nhiên học tên là Georgius Josephus Camellus. Từ Camellia chính là lấy từ họ Camellus của Georgius Josephus Camellus. Và mãi đến những năm 1950, một nhà thực vật học người Đức tên là Kuntze đã kết hợp lại thành cái tên Camellia Sinensis.

Đến hiện nay thì những giống trà được gọi dưới tên Camellia Sinensis đã có hơn 60 loài. Hai loài hay được dùng để làm trà nhất, đó là: Camellia Sinensis var. sinensis và Camellia Sinensis var. assamica.

Chi Sinensis là giống trà vườn thân bụi. Còn chi Assamica chính là cây trà cổ thụ thân và lá to. Cả hai giống trà này đều có ở Việt Nam. Chẳng hạn như trà xanh Thái Nguyên được làm từ giống Sinensis. Còn Trà Shan Tuyết ở Tây Bắc được làm từ giống Assamica.

Cả 2 giống trà này đều được Lục Vũ nhắc đến trong cuốn Trà Kinh. Ông viết rằng “Trà là giống cây quý ở phương Nam. Thân cao một thước, hai thước cho tới vài chục thước. Cây hai người ôm mới đặng, đốn xuống mới ngắt được lá.”

Ngoài ra thì một số loài cũng thuộc họ cây trà được làm như Camellia crassicolumna. Những người làm trà ở Tây Bắc cũng hay hái búp cành của cây này để làm trà. Họ hay gọi là “trà móng rồng” hay “trà vảy rồng”. Uống ngọt, nhưng không mất ngủ vì không có chứa caffeine.

Trà phân bố nhiều ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Ở nước ta, cây được trồng nhiều ở Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và Lâm Đồng… Ở mỗi vùng trà sẽ cho ra một sản phẩm trà có hương vị khác nhau, như là 1 cách thể hiện đặc trưng vùng miền.

Hương Trà