TS. Đỗ Thị Vân Liên (Chủ nhiệm đề tài) trình bày đề dẫn Hội thảo
Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Lê Ngọc Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sâu rộng, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành một trụ cột mới của tăng trường kinh tế, góp phần khẳng định vị thể quốc gia trên trường quốc tế không chỉ bằng sức mạnh vật chất mà còn bằng bản sắc, tinh thần và sáng tạo. Phát triển công nghiệp văn hóa còn là một phần quan trọng của việc cũng có sức mạnh mềm của quốc gia. Trong thế giới ngày nay, sức ảnh hưởng của một quốc gia không chỉ đến từ lợi thế quân sự và kinh tế, mà còn từ văn hóa đặc sắc và sức sống sáng tạo của cộng đồng. Với những điều kiện, tiềm năng ưu biệt, sẵn có về văn hóa của một thành phố ngàn năm văn hiến và của Vùng đồng bằng sông Hồng, TP. Hà Nội đã luôn chủ động thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều giải pháp, trong đó có việc thúc đẩy liên kết vùng để thành những sản phẩm công nghiệp văn hóa độc đáo, có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng cho các chủ thể về nhiều mặt. Đây là một trong những động lực khơi nguồn sáng tạo trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả vùng, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế và hình ảnh về một Thủ đô của một quốc gia đang phát triển năng động, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
TS Lê Ngọc Anh nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã được đặt ra tại các văn bản của T.Ư và TP. Hà Nội, ngày 8/11/2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5832/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Giải pháp liên kết vùng trong phát triển một số sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô với một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030". Theo đó, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao là đơn vị chủ trì cũng phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ trong năm 2024 và 2025.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu đã thảo luận phân tích làm rõ hơn tiềm năng, thực trạng liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa giữa Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh; đề xuất một số sản phẩm công nghiệp văn hóa thuộc 3 lĩnh vực: du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa giữa Hà Nội và các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT (nay là Bộ Tài chính), các di sản, đánh giá kỹ các sản phẩm có thể liên kết hợp tác. Đồng thời nỗ lực tìm kiếm mô hình, cơ chế hợp tác, nhất là khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp. "Du lịch là hoạt động tạo cầu rất lớn cho công nghiệp văn hóa phát triển. Các địa phương có thể tổ chức du lịch liên tỉnh giữa Hà Nội và các địa phương trong vùng nhưng phải theo chuyên đề, chẳng hạn như tour về tín ngưỡng thờ Mẫu, tuor về các di tích thờ cúng nữ anh hùng..." - PGS.TS Bùi Tất Thắng chia sẻ.
Đặc biệt, với sự ra đời của Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân,Hà Nội và các tỉnh trong vùng cần nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thu hút nguồn lực tư nhân đầu tư cho phát triển văn hóa. Khi đó, phát triển văn hóa mới ngang tầm kinh tế.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế & Đồ uống): Liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Việc hợp tác giữa các địa phương có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tối ưu hóa nguồn lực và phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền. Cần học tập một số kinh nghiệm quốc tế về liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa, dành cho thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó nổi bật các quốc gia châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc. Những quốc gia này đã xây dựng và triển khai các chính sách nhằm tạo ra các cụm ngành văn hóa, tối ưu hóa tài nguyên, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy sáng tạo. Chẳng hạn,hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ văn hóa. Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng có thể thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Điều này có thể bao gồm việc phát triển các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, âm nhạc, sách, mỹ thuật, hay thậm chí các ngành nghề thủ công truyền thống. Ví dụ, các sản phẩm nghệ thuật của Hà Nội có thể được xuất khẩu ra thế giới, và ngược lại, văn hóa quốc tế cũng có thể được đưa vào các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Hợp tác trong tổ chức sự kiện văn hóa quốc tế
Hà Nội là một trung tâm văn hóa quan trọng và có thể tổ chức các sự kiện, lễ hội quốc tế thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia. Các sự kiện như Liên hoan phim, lễ hội âm nhạc quốc tế, hội thảo văn hóa, hội chợ nghệ thuật quốc tế sẽ là cơ hội để các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng kết nối và giao lưu với các nền văn hóa khác. Điều này cũng giúp nâng cao giá trị thương hiệu văn hóa của Hà Nội và các tỉnh trong vùng. Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Ứng dụng công nghệ trong phát triển công nghiệp văn hóa; Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Bà Thúy nhấn mạnh, Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế sẽ giúp Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những dự án bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ các làng nghề thủ công, hoặc quảng bá các giá trị văn hóa dân gian có thể được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, góp phần tạo dựng nền văn hóa phát triển bền vững. Nhìn chung, sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng sông Hồng với các xu hướng và mô hình phát triển hiện đại từ Bắc Kinh và Hàn Quốc có thể tạo ra cơ hội to lớn cho việc phát triển công nghiệp văn hóa bền vững và sáng tạo tại khu vực này.
Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo:
Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm
PGS.TS Đặng Hoài Giang - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo PGS.TS Đặng Hoài Giang - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong trong phát triển công nghiệp văn hóa. Để thúc đẩy liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cần xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch văn hóa có quy mô vùng, gắn với các sản phẩm đặc trưng như tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa, phố cổ, làng nghề, làng Việt cổ, ẩm thực... gắn với các giá trị văn minh sông Hồng.
Kết luận hội thảo, GS.TS Phùng Hữu Phú - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội thảo. Theo GS.TS Phùng Hữu Phú, liên kết vùng để phát triển là xu thế khách quan. Hiếm có vùng nào có lợi thế, tiềm năng phong phú để phát triển công nghiệp văn hóa như Hà Nội và các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Để liên kết vùng thành công, cần xây dựng tổ chức, cơ chế liên kết chặt chẽ, trong đó Hà Nội đóng vai trò chủ trì cùng với sự tham gia tích cực của các tỉnh. Đồng thời chú trọng quy hoạch và lựa chọn sản phẩm liên kết, tạo ra sản phẩm đặc sắc của vùng. Cùng với đó thu hút sự tham gia của doanh nghiệp và toàn dân trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Vương Anh