Phú Thọ tháng 3, mùa hoa gạo nở rực đỏ

Tháng Ba về, vạt nắng đã vàng cũng là lúc ở các làng quê, những cây hoa gạo bắt đầu nở rộ như thắp lửa trên những khung trời. Mùa hoa đỏ nhắc nhớ một trời tháng Ba nhiều ký ức.

Mỗi dịp tháng 3 về, những cây hoa gạo bắt đầu ra hoa rực rỡ, nhuộm đỏ một khung trời
Mỗi dịp tháng 3 về, cây hoa gạo bắt đầu ra hoa rực rỡ, nhuộm đỏ một khung trời tại nhà thờ Giáo xứ Thủy Trạm, xã Sơn Thủy.

Cứ vào mỗi độ tháng Ba (âm lịch) hằng năm, khi những vạt nắng vàng ươm, sóng sánh rót xuống vạn vật, cũng là lúc hoa gạo bắt đầu nở đỏ. Hoa như đang thắp lửa, rực đỏ trên nền trời.

Phú Thọ mỗi mùa hoa lại mang những vẻ đẹp đặc biệt riêng có. Và cứ mỗi độ tháng Ba về, khi trời đất giao mùa hết xuân sang hè, ta lại thấy "Lập loè cây gạo ra hoa. Nghe trong sâu thẳm cây đa, đình làng…” Rực rỡ sắc đỏ hoa gạo như khát cháy niềm riêng mãnh liệt.

Hình ảnh cây gạo vốn đã gắn liền và trở thành biểu tượng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ xuân qua hạ đến. Vì thế, những vùng quê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện đang lưu giữ những cây gạo cổ thụ tuyệt đẹp như gìn giữ một nét hồn quê của văn hóa Việt.

Phú Thọ tháng 3, mùa hoa gạo nở rực đỏ - Ảnh 1
Loài hoa đỏ còn có tên gọi là hoa mộc miên, hồng miên hay pơ lang.
Loài hoa đỏ còn có tên gọi là hoa mộc miên, hồng miên hay pơ lang.

Cây gạo còn có tên gọi giản dị là mộc miên, hồng miên, ở vùng Tây Nguyên gọi là pơ lang. Tại Việt Nam, cây gạo xuất hiện ở nhiều làng quê Bắc Bộ, có khi sừng sững đầu làng, khi cô độc giữa cánh đồng, hay dọc những con đường đê…Trên địa bàn huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) dọc con đường đê đoạn cầu xã Đoan Hạ hướng đi xã Hoàng Xá có những cây gạo cổ thụ hoa đang nở rực đỏ rất đẹp. Đặc biệt, có cây gạo cổ thụ hơn 100 tuổi nằm giữa khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Thủy Trạm, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy là một trong những cây lớn nhất khu vực xã Sơn Thủy đã bắt đầu ra hoa, thu hút mọi ánh mắt mỗi khi có dịp đi qua.

Phú Thọ tháng 3, mùa hoa gạo nở rực đỏ - Ảnh 2
Phú Thọ tháng 3, mùa hoa gạo nở rực đỏ - Ảnh 3
Nhìn từ xa đã có thể chiêm ngưỡng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo nổi bật trên các tán cây tại nhà thờ Thủy Trạm, xã Sơn Thủy.
Nhìn từ xa đã có thể chiêm ngưỡng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo nổi bật trên các tán cây tại nhà thờ Thủy Trạm, xã Sơn Thủy.
Dân gian có câu "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn". Nghĩa là khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè.
Dân gian có câu "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn". Nghĩa là khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè.
Phú Thọ tháng 3, mùa hoa gạo nở rực đỏ - Ảnh 4
Ông Nguyễn Trọng Pháo (70 tuổi) vị cao niên tại thôn Thủy Trạm, xã Sơn Thủy chia sẻ: Ngày xưa thôn Thủy Trạm, được hình thành vào năm 1896 gọi là Ấp Thủy Trạm xóm Giáo Thủy Trạm, năm 1901 là làng Thủy Trạm - họ Giáo Thủy Trạm. Cây gạo trước được trồng tại nhà thờ cũ có 2 cây năm 1917, đến năm 1932 thì chuyển ra nhà thờ mới ngày nay và đánh chuyển 2 cây gạo đó ra thì chết mất 1 cây, đến nay còn sống 1 cây gạo tuổi cũng đã hơn 100 năm.
Ông Nguyễn Trọng Pháo (70 tuổi) vị cao niên tại thôn Thủy Trạm, xã Sơn Thủy chia sẻ: Ngày xưa thôn Thủy Trạm, được hình thành vào năm 1896 gọi là Ấp Thủy Trạm xóm Giáo Thủy Trạm, năm 1901 là làng Thủy Trạm - họ Giáo Thủy Trạm. Cây gạo trước được trồng tại nhà thờ cũ có 2 cây năm 1917, đến năm 1932 thì chuyển ra nhà thờ mới ngày nay và đánh chuyển 2 cây gạo đó ra thì chết mất 1 cây, đến nay còn sống 1 cây gạo tuổi cũng đã hơn 100 năm.
 “Sắc đỏ tháng Ba”.
 “Sắc đỏ tháng Ba”.
Hoa gạo là loài hoa cánh đơn với 5 cánh lớn, cánh hoa dày chứ không mỏng và mang màu sắc đỏ tươi đầy sức sống. Hoa gạo có điểm rất đặc trưng là không mọc dày sát nhau, nhưng lại bung nở đỏ rực cùng một thời điểm. Có lẽ vì thế mà hoa gạo khiến bao người ngẩn ngơ, mê mẩn đến độ chỉ cần nhắc đến tháng 3 là nghĩ đến mùa hoa gạo nở.
Hoa gạo là loài hoa cánh đơn với 5 cánh lớn, cánh hoa dày chứ không mỏng và mang màu sắc đỏ tươi đầy sức sống. Hoa gạo có điểm rất đặc trưng là không mọc dày sát nhau, nhưng lại bung nở đỏ rực cùng một thời điểm. Có lẽ vì thế mà hoa gạo khiến bao người ngẩn ngơ, mê mẩn đến độ chỉ cần nhắc đến tháng 3 là nghĩ đến mùa hoa gạo nở.
Phú Thọ tháng 3, mùa hoa gạo nở rực đỏ - Ảnh 5
Mỗi độ tháng Ba về, có dịp đi men theo triền đê hay về những vùng quê xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy... có thể gặp những cây gạo nở hoa đỏ rực như thắp lửa trên bầu trời.
Mỗi độ tháng Ba về, có dịp đi men theo triền đê hay về những vùng quê xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy... có thể gặp những cây gạo nở hoa đỏ rực như thắp lửa trên bầu trời.
Thời gian hoa nở rực rỡ nhất kéo dài 2-3 tuần, đến hết tháng Ba, đầu tháng Tư trước khi mùa hè rực nắng.
Thời gian hoa nở rực rỡ nhất kéo dài 2-3 tuần, đến hết tháng Ba, đầu tháng Tư trước khi mùa hè rực nắng.
Hoa gạo cũng đi vào thơ văn với những ngôn từ mộc mạc, giản dị như bài thơ “Nỗi niềm hoa gạo”, của tác giả Hoa Lư : Quê tôi đó đầu làng trồng cây gạo/Tháng Ba về mang sắc áo đỏ tươi/Rét nàng bân khẽ chạm nhẹ môi người/Gió vu vơ chuyển trời sang màu nắng...
Hoa gạo cũng đi vào thơ văn với những ngôn từ mộc mạc, giản dị như bài thơ “Nỗi niềm hoa gạo”, của tác giả Hoa Lư : Quê tôi đó đầu làng trồng cây gạo/Tháng Ba về mang sắc áo đỏ tươi/Rét nàng bân khẽ chạm nhẹ môi người/Gió vu vơ chuyển trời sang màu nắng...
“Anh vừa trở lại bến sông Đúng mùa hoa gạo trổ bông rực trời Ngậm ngùi nhặt cánh hoa rơi Bâng khuâng nỗi nhớ một thời bên nhau” (Trích bài thơ Nhớ mùa hoa gạo - Trần Quang Hải)
“Anh vừa trở lại bến sông/ Đúng mùa hoa gạo trổ bông rực trời/ Ngậm ngùi nhặt cánh hoa rơi/ Bâng khuâng nỗi nhớ một thời bên nhau” (Trích bài thơ Nhớ mùa hoa gạo - Trần Quang Hải).
 Hoa gạo đỏ báo hiệu thời khắc chuyển mùa giữa Xuân sang Hạ đã gần.
Hoa gạo đỏ báo hiệu thời khắc chuyển mùa giữa Xuân sang Hạ đã gần.

Phi Long