Nông nghiệp hữu cơ giúp cho đất màu mỡ và giàu chất đạm, giữ gìn các khoáng chất trong đất nhằm bảo vệ chất lượng nước cũng như môi trường tự nhiên. Điểm quan trọng nhất của quy trình nông nghiệp này là làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Chè sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tiêu dùng của mọi nhà.
Chè hữu cơ là gì?
Chè hữu cơ là loại chè được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Nghĩa là quy trình không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại.
Nông nghiệp hữu cơ làm cho đất màu mỡ và giàu chất đạm, giữ gìn các khoáng chất trong đất nhằm bảo vệ chất lượng nước cũng như môi trường tự nhiên. Điểm quan trọng nhất là quy trình nông nghiệp này là làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè thông thường
Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học hay thuốc trừ sâu nào cả. Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữu cơ khác nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè. Để kiểm soát sâu bệnh, họ dùng các chất chiết xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉa những cành có sâu hại ăn. Ngược lại, người trồng chè thông thường sử dụng rất nhiều phân hóa học ví dụ như phân đạm và các loại thuốc kích thích. Họ có thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm. Nếu nương chè hữu cơ giáp với nương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải tiến hành các biện pháp để ngăn không cho các chất hóa học dính bám vào nương chè của họ. Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhận hữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập. Chè chỉ được chứng nhận là chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, trà để đạt tiêu chuẩn hữu cơ. trà cần tuân theo quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt. Đất và nước phải đạt tiêu chuẩn, không độc hại và cách ly với khu vực bị ô nhiễm. Cây trồng không được sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Động vật cũng không được phép sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích.
Giấc mơ trà sạch
Anh Nguyễn Thanh Hải (Hải Trà) chia sẻ rằng anh đến trà sạch hữu cơ sinh thái (organic) bằng sự đam mê với trà mà anh dí dỏm gọi đó là có “nợ” với nghề.
Anh Hải kể rằng khi mới bắt đầu mọi người xung quanh chỉ cười nhạo, nghĩ đó là một ý tưởng điên rồ. Khi bắt tay vào làm mọi người vẫn nghĩ đó là một việc không thể vì phải đấu tranh với dịch bệnh, sâu - côn trùng hại cây.
Khi đạt được thành quả mọi người cũng chỉ nhìn vào kết quả và đánh giá, họ nhìn thấy những búp trà không xanh đen như những vườn chè được chăm sóc bằng phân hóa học, không vươn dài ngồng như dùng phân bón lá, hay trong vườn chè vẫn có khu bị sâu chích hút họ vẫn lắc đầu chê về hình thức.
Chè hữu cơ đắt hơn chè thường bởi vì canh tác hữu cơ đòi hỏi nhiều công lao động hơn. Chi phí công lao động thì đắt hơn so với chi phí mua thuốc hóa học. Chè hữu cơ cũng dễ bị sâu bệnh hơn và năng xuất vì thế thường thấp hơn năng suất của chè thường, ít nhất trong 1-2 năm đầu. Ngoài ra, người trồng chè hữu cơ còn phải trả cho chi phí chứng nhận hữu cơ. Sau cùng, vì nhu cầu sử dụng chè hữu cơ hiện nay chưa cao, chi phí vận chuyển và chi phí đảm bảo chất lượng khác vẫn còn khá cao.
Đằng sau đó là cả một câu chuyện dài, nó là cả đam mê và cái tâm với "nghề". Để làm trà sạch anh đã phải đánh đổi thời gian và tiền bạc. So với bạn cùng trang lứa thời của anh tự thấy mình chưa làm được gì. Nhưng anh luôn tự tin đang đi đúng hướng và những trải nghiệm sau mỗi lần cười dở, khóc dở là vô giá. Anh chia sẻ: “Tôi chỉ mong người thưởng trà đừng chỉ nhìn vào thành quả cuối cùng bên ngoài mà hãy nhìn cả một chặng đường cố gắng của người làm ra nó.”
Những người làm trà đều mong muốn mang đến cho người thưởng thức loại trà thơm ngon nhất và hơn nữa là mang cây chè Việt Nam “vươn ra biển lớn”, vùng vẫy ở thị trường thế giới. Có thể nói rằng trà hữu cơ là giấc mơ vừa nhọc nhằn vừa đẹp đẽ của các doanh nhân và doanh nghiệp trồng sản xuất chè trên cả nước.
Xuân Sỹ