Sớm đưa Sơn La trở thành trung tâm phát triển kinh tế lớn vùng Tây Bắc

Sơn La đã tích cực chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10-2-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để Sơn La phát triển mạnh mẽ hơn, sớm trở thành một động lực tăng trưởng của khu vực Tây Bắc.

Sơn La chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW. Ảnh: Phi Long
Sơn La chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW. Ảnh: Phi Long

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ gồm 14 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW, với mục tiêu phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; là hình mẫu phát triển xanh của cả nước...

Phát triển kinh tế xã hội bền vững

Trong việc triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quan điểm, mục tiêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11- NQ/TW. Với sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, cấp thiết thường xuyên và liên tục của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đặc biệt, phát triển tỉnh Sơn La xanh, nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp trình độ và mức sống của nhân dân trong tỉnh so với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa không chỉ về kinh tế - xã hội mà cả về chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Trong đó, phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và định hướng phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Phát triển và khai thác tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh Sơn La. Hình thành các hành lang kinh tế, một số vùng động lực, cực tăng trưởng. Tăng cường liên kết với các tỉnh trong phát triển kinh tế; thực hiện tốt quan hệ đối ngoại với các tỉnh Bắc Lào.

Sơn La đang ngày càng nhiều đổi thay. Ảnh: Phi Long
Sơn La đang ngày càng nhiều đổi thay. Ảnh: Phi Long

Tiếp tục, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Tập trung nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho hạ tầng giao thông, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã giáp biên giới đóng vai trò trọng yếu trong bảo đảm quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng cơ cấu lại kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La, phát triển văn hóa đi đôi với bảo đảm tiến độ và công bằng xã hội; giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung bảo vệ môi trường đi đôi với khai thác, sự dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; tăng cường đa dạng sinh học; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn Sơn La thuộc 3 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mường La, với diện tích gần 4.000 km2. UBND tỉnh Sơn La vừa có quyết định lập Đề án định hướng phát triển Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành Khu du lịch quốc gia. Ảnh: Phi Long
Vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn Sơn La thuộc 3 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mường La, với diện tích gần 4.000 km2. UBND tỉnh Sơn La vừa có quyết định lập Đề án định hướng phát triển Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành Khu du lịch quốc gia. Ảnh: Phi Long

Bên cạnh đó, với mục tiêu phát huy mọi tiền năng, lợi thế, nguồn lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để xây dựng tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển toàn diện, ổn định, bền vững và công bằng. Phấn đấu đến năm 2030 đưa tỉnh Sơn La trở thành một trong những tỉnh khá, trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; trọng điểm du lịch của vùng biên giới Việt Nam - Lào và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn…

Phát triển tỉnh Sơn La thành tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các tỉnh lân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng; hiệu lực hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng, sự cần cù và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững

Nhận thức đầy đủ, sâu sắc về quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng; tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về chương trình hành động, mục tiêu, giải pháp của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở tỉnh Sơn La. Ảnh: Phi Long
Chăn nuôi bò sữa Mộc Châu là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La. Ảnh: Phi Long

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của tỉnh về các chỉ tiêu kinh tế cụ thể tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt khoảng trên 7,5 %/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng trên 8,5%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế ở giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến với các ngành công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; nông, lâm, thủy sản lần lượt là (29,7 - 30,3%), (39,6 - 42,5%), (21 - 23,2%); giai đoạn 2026 - 2030 lần lượt là (31 - 32%), (43 - 44%), (18 - 20%). GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 60 triệu đồng/người, đến năm 2030 đạt trên 86 triệu đồng/người.

Về giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đến năm 2025 đạt trên 200 triệu USD và đạt trên 400 triệu USD vào năm 2030. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 6.250 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 120.000 tỷ và 2026 - 2030 đạt trên 150.000 tỷ đồng; tỷ lệ vốn so với GRDP lần lượt là 32,10% và 29,97%. Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 18,5% và đạt trên 22,15% vào năm 2030…

Cho đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 56%. Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn đến năm 2025 và các năm tiếp theo đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý năm 2025 đạt 90%, đến năm 2030 đạt 95%.

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở tỉnh Sơn La. Ảnh: Phi Long
Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở tỉnh Sơn La. Ảnh: Phi Long

Về tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La là tỉnh phát triển xanh, bền vững và toàn diện; tăng trưởng với nhịp độ tăng dần đều; đáp ứng các chỉ tiêu xã hội ngày càng tốt hớn; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực tăng trưởng; có không gian sản xuất và sinh hoạt xã hội theo hướng xanh, thích nghi với biến đổi khí hậu; có môi trường đầu tư năng động, có chỉ số cạnh tranh đạt chuẩn quốc gia và khu vực; an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm./.

Phi Long - Thanh Phong/VP Tây Bắc

Từ khóa:
#h