Sơn La: Xã Tân Hợp nỗ lực xây dựng Nông thôn mới và phát triển kinh tế địa phương

Lã xã vùng III còn nhiều khó khăn, những năm qua xã Tân Hợp (Mộc Châu) luôn không ngừng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế, đất đai của địa phương. Liên kết xây dựng cơ sở hạng tầng, đường giao thông giữa các bản, sửa chữa nâng cấp đường liên các xã, góp phần vận chuyển nông sản hàng hóa… Bước đầu, có những chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân dần khởi sắc.

Một góc, trung tâm xã Tân Hợp hôm nay. Ảnh: Nam Trứ.
Một góc, Trung tâm xã Tân Hợp hôm nay. Ảnh: Nam Trứ.

Cách trung tâm huyện Mộc Châu hơn 40 km, xã Tân Hợp là nơi sinh sống của  1.325 hộ dân, chia làm 12 bản với hơn 90% là người dân tộc thiểu số.  Địa bàn xã rộng, chủ yếu là đồi núi dốc, kinh tế thuần nông, chủ yếu trồng sắn, ngô và chăn nuôi, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Ông Đinh Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp cho biết: Để giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là đường đi lại phải thuận lợi.

Vì vậy, Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, xã đã vận động nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công lao động bê tông hóa 6 tuyến đường tại các bản: Nà Mường, Sam Kha, Nà Sánh, Sao Tua, Cà Đạc… với tổng chiều dài là 5 km. Trong năm nay, được Nhà nước hỗ trợ 278 triệu đồng để mua xi măng, ống cống, cơ chế đặc thù...UBND xã đã vận động nhân dân đóng góp thêm 240 triệu đồng, để hoàn thiện đoạn vào bản Sam Kha với chiều dài hơn 500 m.

Người dân bản Sam Kha góp phần xây dựng Nông thôn mới. Ảnh: Nam Trứ.
Người dân bản Sam Kha góp phần xây dựng Nông thôn mới. Ảnh: Nam Trứ.
Bê tông hóa đường vào bản Sam Kha xã Tân Hợp Mộc Châu
Bê tông hóa đường vào bản Sam Kha xã Tân Hợp Mộc Châu. Ảnh: Nam Trứ.

Bên cạnh đó, sau khi thống nhất, Ban Quản lý bản đã họp bàn với nhân dân bản San kha chia ra từng nhóm cùng tham gia đổ đường, với sự đoàn kết đồng thuận cao, đoạn đường được  bà con hưởng ứng nhiệt tình. Đang tham gia đổ đường bê tông cùng nhóm của mình, ông Mùi Văn Mừng nhóm làm đường số 2 phấn khởi cho biết:  Hôm nay là ngày thứ 2 đổ đường, dự tính một ngày nữa sẽ đổ xong, khi đổ xong đoạn đường này sẽ giúp bà con đi lại giao lưu buôn bán thuận lợi hơn; tạo đà để bà con chuyển đổi cây trồng có hiệu quả phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.

Cùng với những tích cực trong xây dựng NTM xã Phối hợp với Trung tâm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp huyện mở 1 lớp tuyên truyền chuyển đổi cây trồng, trồng cây gai xanh, cây dứa, trồng ngô ủ ướp… Kết quả trong năm 2022, trồng mới được 6,5 ha cây gai xanh,  trồng 3 ha dứa queen tại bản Nà Mường, chăm sóc 50 ha ngô ủ ướp mang lại giá trị kinh tế cao.  Đồng thời, đẩy mạnh khuyến khích thành lập HTX, tổ hợp tác, kinh tế trang trại gắn với chuỗi sản xuất, giải thể các HTX hoạt động kém hiệu quả. Kết quả đã thành lập được 1 tổ hợp tác Gai Xanh liên kế với HTX Gai Xanh Tân Lập….

Mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình ông Mùi Văn Viêng, bản Nà Mường cho thu nhập cao
Mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình ông Mùi Văn Viêng, bản Nà Mường cho thu nhập cao. Ảnh: Nam Trứ.
Cùng với chăn nuôi bò thịt, gia đình ông Mùi Văn Viêng còn nuôi gà ta, gà bản để cung cấp cho các hộ gia đình làm du lịch trong huyện, góp phần tăng thu nhập gia đình. Ảnh: Nam Trứ.
Cùng với chăn nuôi bò thịt, gia đình ông Mùi Văn Viêng còn nuôi gà ta, gà bản để cung cấp cho các hộ gia đình làm du lịch trong huyện, góp phần tăng thu nhập gia đình. Ảnh: Nam Trứ.

Đặc biệt, với những nỗ lực trên hiện xã đạt và giữ vững 10/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, bê tông được 6 tuyến đường rộng lớn, sạch sẽ; 12/12 bản có nhà văn hóa, có trạm Y tế đạt chuẩn, có 1 điểm trường Mần non, 1 điểm trường PTDT bán trú tiểu học và THCS, để các cháu học hành… Chương trình điện sáng nông thôn mới cũng được xã triển khai hoàn thiện 12 bản, hiện nay trên địa bàn xã  100% số bản có điện thắp sáng vào ban đêm. Đến tham mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình ông Mùi Văn Viêng, bản Nà Mường. Ông Viêng cho biết: Hiện gia đình có hơn 20 con bò, gia đình vừa thu được hơn 60 triệu từ bán bò, ngoài ra gia đình còn nuôi gà ta để bán cho các cửa hàng và các hộ gia đình làm homestay quanh khu vực xã Tân Lập, thị trấn Nông trường…với mô hình này gia đình thu được từ 100- 150 triệu đồng/năm. Hiện mô hình của gia đình, cũng được triển khai đến các hộ gia đình khác học tập và làm theo.

Mô hình trồng chuối của bản Sao Tua, xã Tân Hợp bước đầu mang lại thu nhập cho bà con. Ảnh: Nam Trứ.
Mô hình trồng chuối của bản Sao Tua, xã Tân Hợp bước đầu mang lại thu nhập cho bà con. Ảnh: Nam Trứ.
Bản tái định cư Pơ Nang, xã Tân Hợp đã có cuộc sống ổn định sau khi di chuyển sang khu vực mới. Ảnh: Nam Trứ.
Bản tái định cư Pơ Nang, xã Tân Hợp đã có cuộc sống ổn định sau khi di chuyển sang khu vực mới. Ảnh: Nam Trứ.

Mặc dù, trước mắt xã Tân Hợp còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới và hoàn thiện các tiêu chí đạt ra. Song với tinh thần đoàn kết, trên dưới đồng lòng tận dụng và tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của từng bản, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, sớm về đích nông thôn mới.

NAM TRỨ/ VP TÂY BẮC