Xơ vữa động mạch là sự tích tụ mảng bám trong các động mạch. Bắt đầu từ sự hình thành chất béo trên thành mạch máu, chúng từ từ tăng kích thước để trở thành mảng cứng, làm cho các động mạch hẹp hơn, làm giảm lưu lượng máu.Khi các mạch bị tắc nghẽn, một số vùng nhất định của cơ thể nhận được ít máu, dẫn đến được cung cấp oxi ít hơn
Một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm thừa cân, tiểu đường và huyết áp cao hoặc mức cholesterol.
Sở Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã có nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của lá trà, tìm thấy một loại chất là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), phổ biến nhất trong lá khô của trà xanh.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hợp chất này liên kết với apolipoprotein A-1 (apoA-1), một protein hoạt động với các mảng amyloid tìm thấy trong não của những người bị bệnh Alzheimer. Do đó, các nghiên cứu đã khám phá khả năng sử dụng EGCG chống lại bệnh Alzheimer.
Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Lancaster và Đại học Leeds, cả hai ở Anh đã chỉ ra rawdng, trong xơ vữa động mạch, apoA-1 dính vào mảng chất béo bám ở thành mạch, làm cho chúng lớn hơn và hạn chế lưu lượng máu hơn nữa. Như mong đợi, các nhà khoa học phát hiện ra rằng EGCG phá vỡ apoA-1 khi có sự hiện diện của heparin, một chất chống đông tự nhiên. Sự kết hợp của các phân tử chuyển đổi apoA-1 thành các phân tử nhỏ hơn và hòa tan hơn, ít có khả năng hạn chế lưu lượng máu. Từ đó, các nhà khoa học kết luận, chất EGCG có trong trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc phá huỷ các mảng chất béo bám ở thành mạch.
Theo đó, các chất có trong nước trà xanh chứa đựng khả năng kiểm soát lượng cholesterol giúp bảo vệ các hạt LDL khỏi quá trình oxy hoá, giúp điều hoà huyết áp và ngăn chặn sơ vữa động mạnh.
Tác dụng của việc uống trà trong việc bảo vệ tim và ngăn xơ vữa động mạch
Ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch: Theo Medical News Today, bên trong trà rất giàu hợp chất EGCG (epigallocatechin-3-gallate) - thứ được tìm thấy ở cả trà xanh, trà đen, ô long, trà trắng (nhiều nhất trong lá trà xanh khô).
Các nhà khoa học tại Đại học Lancaster và Đại học Leeds (Anh) đã nghiên cứu và chứng minh rằng hợp chất này có khả năng liên kết cùng apolipoprotein A-1 (apoA-1) - một loại protein có khả năng dính vào các mảng bám, làm cho chúng lớn hơn và hạn chế lưu lượng máu nhiều hơn nữa.
Bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ: Ngoài việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch, các chuyên gia và bác sĩ cũng khuyến cáo chúng ta nên uống từ 2 - 3 tách trà mỗi ngày. Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa cao, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch, đái đường.
Tạp chí phòng chống bệnh Tim mạch châu Âu (the European Journal of Preventive Cardiology) đã từng công bố nghiên cứu cho thấy: Uống trà mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
Bên cạnh đó, những người uống trà thưởng xuyên có thể giảm được 22% khả năng tử vong về bệnh tim và đột quỵ, giảm 15% nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác.
Trà chứa polyphenol có nguồn gốc từ thực vật đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho những người duy trì thói quen uống thường xuyên. Bác sĩ Guy L. Mintz, Trưởng khoa sức khỏe tim mạch và lipid tại Bệnh viện Tim Northwell Health Sandra Atlas Bass ở New York, nói với Healthline rằng: polyphenol có khả năng cải thiện chức năng của các mạch máu, giãn nở nhiều hơn và khiến chúng ít co thắt hơn. Polyphenol làm tăng lượng cholesterol tốt, giảm viêm, giảm sự tập kết của các tiểu cầu bên trong máu.
Một vài lưu ý khi uống trà
Mặc dù trà rất dễ uống và có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời gian cũng như liều lượng uống vừa phải, tránh uống quá nhiều gây phản tác dụng hoặc uống quá ít cũng không mang lại hiệu quả.
- Không uống trà ngay sau khi ăn: vì axit tanna có trong trà sẽ kết hợp cùng chất sắt gây hiện tượng khó tiêu.
- Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón... trà không phải là một sự lựa chọn phù hợp.
- Không dùng trà để qua đêm.
- Không nên uống quá nhiều nước trà. Nên uống khoảng 3 tách trà mỗi ngày là đủ.
- Không uống trà xanh lúc đói vì bạn rất dễ bị say.
Văn Chung