TMĐT hiện đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Theo một điều tra và khảo sát của Bộ Công Thương năm 2022, doanh thu TMĐT bán lẻ tại Việt Nam ước tính đã tăng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong cả nước.
Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, với giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của mỗi người đạt gần 270 USD mỗi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh số TMĐT bán lẻ tại Việt Nam ước đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong cả nước.
Trước đây, khi muốn mua hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng Việt Nam thường phải chờ đợi đến khi có doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối, hoặc phải tự đi ra nước ngoài để tìm kiếm và đặt hàng.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ cần truy cập vào các trang TMĐT lớn như Amazon, Ebay, Alibaba..., bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận hàng tỷ sản phẩm từ hàng ngàn nhà cung cấp trên toàn thế giới. Các hình thức TMĐT cũng rất đa dạng, người tiêu dùng có thể mua hàng toàn cầu thông qua trang web/ứng dụng TMĐT, thông qua mạng xã hội, hoặc thông qua các ứng dụng mua hộ...
Đối với doanh nghiệp, việc đăng bán trực tiếp trên các trang TMĐT quốc tế thông qua sự giám sát chất lượng của cơ quan quản lý, các trang TMĐT uy tín là cách nhanh nhất để kết nối với khách hàng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và đối tác mới. Hình thức này không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối tại nhiều thị trường với thương hiệu của doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), và TMĐT cũng bắt đầu xuất hiện trong các FTA mới mà Việt Nam tham gia, như CPTPP, EVFTA, RCEP... Đây sẽ là động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần kết nối trở lại chuỗi cung ứng xuyên biên giới bị gián đoạn do đại dịch, và mở ra cơ hội tiếpViệc truyền thông trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, và tạo lòng tin đối với người tiêu dùng. Bộ Công Thương của Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của truyền thông trong TMĐT và đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông liên quan.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT) trong nền kinh tế số đã tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới và phương thức khác nhau trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp, như tiền kỹ thuật số, mô hình kinh doanh ứng dụng blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức đáng kể về tính thích ứng của hệ thống pháp lý.
TMĐT là một lĩnh vực có sự giao thoa của nhiều hệ thống văn bản pháp luật và chức năng quản lý từ các đơn vị quản lý nhà nước. Điều này bao gồm hệ thống pháp luật về giao dịch thương mại, quy định về giao dịch điện tử nói chung và quy định đặc thù về TMĐT, cũng như các quy định về quản lý thị trường, doanh nghiệp, thuế, hải quan và an ninh mạng.
Vì vậy, hệ thống pháp luật về TMĐT không chỉ cần đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân áp dụng TMĐT một cách hiệu quả và bền vững.
Nhằm đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở chính sách, Quốc hội và Chính phủ hiện đang xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản nhằm thống nhất hệ thống pháp luật cho TMĐT, bao gồm việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, cùng với dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua TMĐT.
Những văn bản này hướng đến mục tiêu quản lý toàn diện và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại trên không gian mạng, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.
Bộ Công Thương cũng đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT. Theo đó, Nghị định đã bổ sung điều chỉnh thương nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam; thương nhân, tổ chức nước ngoài bán trên sàn giao dịch TMĐT Việt Nam và bổ sung các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TMĐT.
Bảo An