Hợp tác xã (HTX) trà an toàn Phú Đô là đơn vị trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ luôn tiên phong trong hoạt động sản xuất kinh doanh trà xanh hữu cơ trong nhiều năm qua trên địa bàn xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Điều đó được hiện hữu bởi thương hiệu trà Tuấn Nhung đã được Cụcc sở hữu trí tuệ bảo hộ sản phẩm trà tại Việt Nam vừa qua đã từng bước khẳng định giá trị, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ với độ phủ sản phẩm trà bán lẻ tại 46/63 tỉnh thành.
Đặc biệt, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của những người trẻ, anh Hoàng Văn Tuấn, Giám đốc HTX trà an toàn Phú Đô chia sẻ, xã Phú Đô nằm bên dòng sông cầu thơ mộng, địa hình núi đá vôi sen lẫn đồi bát úp tạo nên bức tranh thiên nhiên, con người hoàn mỹ khiến say đắm lòng người mỗi khi tới thăm đó là một trong điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch trải nghiệp.
Năm 2023, HTX đã quyết đinh tích hợp dịch vụ du lịch nông nghiệp trải nghiệm với mong muốn kết nối những người yêu trà, yêu thiên nhiên đến với quê hương Phú Đô.
Đến nay, trải qua 7 tháng triển khai cũng đã đón được hơn 200 lượt khách trong nước đến thăm quan, trải nghiệm các hoạt động sản xuất trà, checkin Phú Thọ village, thưởng thức trà, ẩm thực địa phương, mua sắm các sản phẩm nông sản sạch.
Theo chia sẻ của em Nguyễn Trà My, du khách đến từ Hà nội rất vui mừng, cháu thường hay thấy bố mẹ uống trà nhưng đây là lần đầu tiên cháu thấy các bác nông dân làm ra sản phẩm trà sạch như thế nào ạ. Cháu cảm thấy rất vui và phấn khích khi tới vùng trà này.
Chị Ngọ Thị Biên khách du lịch cho biết, mình cùng gia đình đến với HTX trà an toàn Phú đô mình cảm thấy con người rất quý mến khách, vườn trà sạch đẹp sẽ, không khí trong lành, mát mẻ, mình được trải nghiệm hoạt động hái lá trà về làm xôi và mình rất yêu thích món xôi do chính tay mình làm từ những lá trà tươi được chăm sóc hữu cơ rất thơm ngon và an toàn.
Việc lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm là một cách làm sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, từ đó giải quyết thêm nhiều việc làm cho thành viên và người lao động của hợp tác xã; đồng thời tạo thêm giá trị gia tăng từ sản phẩm nông nghiệp, điều đó không chỉ khẳng định thương hiệu của HTX trà an toàn Phú Đô mà còn mở ra hướng đi mới cho bà con vùng chè đặc sản Phú Đô được hiệu quả thực sự, với những sản phẩm độc đáo, chất lượng, qua đó để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp, nông thôn; từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh doanh dịch vụ, tạo thành chuỗi giá trị hiệu quả bền vững.
Ông Phùng Thanh Hà - Chủ tịch UBND xã Phú Đô cho biết: “Trên địa bàn xã hiện nay có 3 HTX sản xuất chè đã được thành lập được 2 -3 năm và có một sản phẩm trà tôm nõn đặc biệt đạt OCOP 4 sao, xã Phú Đô đã về đích Nông thôn mới trong năm 2018 đến năm 2024 xã hướng đến đạt Nông thôn mới nâng cao. Định hướng của xã gắn với xây dựng các mô hình chè và du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp, đặc biệt các mô hình nông nghiệp VietGap tiến tới hữu cơ”.
Xã Phú Đô hiện có gần 700ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt hơn 7.300 tấn /năm. Tính ra, mỗi năm người làm chè của xã cung ứng ra thị trường khoảng 20 tấn chè búp khô, giá trị trên 4 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm.
Được phù sa của dòng chảy sông Cầu bồi đắp, những nương chè ở xã Phú Đô hưởng trọn nguồn nước tự nhiên đầu tiên cho vùng đất và hệ sinh thái mát mẻ từ dòng sông giúp cho vị chè thơm ngon, ngọt hậu khiến người thưởng chè khó có thể quên được hương vị.
Những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, xã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm chè như: Khuyến khích, hỗ trợ người dân sử dụng máy sao, vò chè bằng Inox, mở rộng diện tích chè VietGAP, hỗ trợ van tưới chè người dân, xây dựng vùng sản xuất, chế biến chè an toàn.
Ông Nguyễn Hữu Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã Phú Đô cho biết: “Đối với xã thế mạnh là nông nghiệp trong đó sản phẩm chè là thế mạnh, địa phương luôn luôn quan tâm vì cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của bà con nông dân. Còn đối với, vấn đề du lịch nông nghiệp vừa qua xã cũng có những định hướng liên quan tới du lịch nông nghiệp, trong năm 2022 xã cũng có tổ chức chương trình Lễ hội giới thiệu các sản phẩm trà của thế mạnh địa phương. Tuy nhiên, điều kiện của xã còn có nhiều khó khăn, để làm được mô hình du lịch nông nghiệp xã cũng có hình thành một số ý tưởng ở một số mô hình trên địa bàn xã và cũng đưa một số đơn vị về để hướng dẫn, đào tạo tập huấn cho các HTX, sau này gắn các sản phẩm chè và các sản phẩm thế mạnh khác hướng đến du lịch nông nghiệp, trong năm 2023 xã đăng ký thêm 03 sản phẩm để đạt OCOP….”.
Để khẳng định thương hiệu "chè Phú Đô" trên thị trường, xã còn phối hợp với ngành chuyên môn từng bước triển khai thí điểm các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm.
Hiện toàn xã có gần 140ha chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và nhiều diện tích chè hữu cơ. Sản phẩm trà cũng được nhiều hộ sản xuất chè cũng như các hợp tác xã ở Phú Đô đăng ký mã vạch, thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
PHI LONG