Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, bên cạnh đó góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra các sản phẩm trà thành phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe con người.
Tiêu chuẩn VietGap là gì?
VietGAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices được hiểu là cơ quan thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Đây là tiêu chuẩn bao gồm các nguyên tắc, thủ tục, các đơn vị tự hướng dẫn, cá nhân sản xuất, thu hoạch hoặc sơ chế nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho người dùng, dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người dùng lựa chọn.
VietGAP được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Chứng nhận VietGAP là việc so sánh mức độ đáp ứng của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn TCVN 11892 - 2017.
VietGAP chủ yếu tập trung vào công việc quản lý đầu vào như đất, nước, thuốc trừ sâu, phân tích, quá trình sản xuất nuôi trồng .. để các sản phẩm trồng trọt được an toàn. Trong đó, VietGAP trồng trọt được dựa trên EUREPGAP / GLOBALGAP cơ sở, ASEAN GAP và FRESHCARE giúp tạo điều kiện thuận lợi cho những sản phẩm trồng trọt của nước ta có thể tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè
Sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người sản xuất và người tiêu dùng: như giúp người sản xuất quản lý tốt hơn quá trình sản xuất, giảm thiểu được các mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất, đến sản phẩm và người tiêu dùng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Áp dụng GAP vào sản xuất chè cần có một số lưu ý như: vùng sản xuất, chọn giống chè, quản lí đất, sử dụng phân bón và chất phụ gia phù hợp, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất.
Quy trình chuẩn trên cây chè
Thứ nhất, trong vùng sản xuất chè, người trồng chè cần lưu ý các nguy cơ ô nhiễm về hoá học, vi sinh vật và ô nhiễm vật lý. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến 2 nguy cơ ô nhiễm, đó là hoá chất và vi sinh vật, còn ô nhiễm vật lý đối với chè búp tươi ít xảy ra.
Thứ hai, giống chè có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Nghiên cứu các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu, phù hợp và hài hòa với từng địa phương. Bên cạnh đó, các giống được trồng là giống đã được cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển.
Thứ ba, phải tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá các nguy cơ về hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón, chất phụ gia và các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể. Cần có biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn và thoái hoá đất. Đất trồng chè phải được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng.
Thứ tư, trồng chè để có hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất và môi trường sinh thái cần phải sử dụng phân bón trên tất cả các loại đất. Theo nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào (kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ) nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu hoạch sản phẩm và hiệu suất sử dụng phân bón, cần phải tính toán cả lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng trồng xen, lượng tồn tại trong cơ thể của cây chè.
Trong quá trình cân đối đạm việc bón đạm dạng vi sinh, hoặc dưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao nhất kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đạm, lân và kali cũng như các dưỡng chất khác.
Các loại phân bón và chất phụ gia cần phải được chọn lọc để giảm thiểu các mối nguy hóa học, sinh học cho sản phẩm. Chỉ sử dụng các phân bón và chất phụ gia đáp ứng được giới hạn cho phép về kim loại nặng, có mức độ tạp chất thấp, có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
Thứ năm, sử dụng nước có chất lượng nước đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành. Chỉ sử dụng nguồn nước đã được xác định không bị ô nhiễm hóa chất và VSV. Nếu không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng sau khi đã xử lý và kiểm tra.
Thứ sáu, người sử dụng thuốc phải được tập huấn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.(phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chưa cần phun thì không được phun) và trang bị những thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động….
Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM). Đảm bảo cho sản phẩm chè vừa an toàn, vừa chất lượng, bảo vệ được thiên địch, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người.
Tuy nhiên quá trình sản xuất chè theo quy trình VietGAP cũng gặp phải không ít khó khăn như: việc áp dụng quy trình có nhiều quy định và yêu cầu phức tạp; chi phí cấp giấy chứng nhận lớn, hiệu lực của giấy chứng nhận ngắn (02 năm); người nông dân chưa có thói quen và gặp khó khăn trong việc ghi chép nhật ký quá trình sản xuất mà đây lại là yêu cầu bắt buộc trong sản xuất chè theo quy trình VietGAP; thị trường tiêu thụ sản phẩm chè VietGAP chưa ổn định. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người nông dân làm chè chưa thực sự mặn mà với quy trình VietGAP. Nhưng để có 1 sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người dùng cũng như nông dân thì VietGAP là một tiêu chuẩn thiết yếu mà mỗi ngành sản xuất hướng đến.
Hoài An