Tỉnh táo, thanh lọc cơ thể với trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong những loại trà phổ biến nhất hiện nay. Một tách trà hoa cúc nhâm nhi vào buổi sáng sẽ giúp bạn đánh thức các giác quan tỉnh giấc sau một đêm dài, giúp tinh thần sảng khoái, cung cấp năng lượng cho ngày dài hoạt động.

Những ly trà tuyệt ngon được tạo nên từ cách làm trà hoa cúc chinh phục bất cứ ai nhấp chén thử. Từ những hoa cúc tươi, đem phơi khô thành trà rồi hãm nước, kết hợp với các nguyên liệu khác như atiso, mật ong, táo đỏ... càng tạo nên hương vị dễ chịu, thơm ngát. Ngoài pha trà, hoa cúc còn có nhiều công dụng khác như nấu canh, ăn sống hoặc là nấu nước uống. Mỗi buổi sáng, chỉ cần uống một tách trà hoa cúc tinh thần sẽ trở nên thoải mái và tỉnh táo.

Để có một ngày tỉnh táo, thay vì uống cà phê không tốt cho da, hãy thử ngay cách làm trà hoa cúc để thưởng thức vào mỗi sáng. 
Để có một ngày tỉnh táo, thay vì uống cà phê không tốt cho da, hãy thử ngay cách làm trà hoa cúc để thưởng thức vào mỗi sáng. 

Một số công thức pha trà hoa cúc đơn giản tại nhà

Nhiều người nhầm tưởng cách pha trà hoa cúc có vẻ hơi phức tạp, thế nhưng chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản là bạn đã có thể tự pha cho mình một tách trà hoa cúc chuẩn vị tại nhà.

Trà hoa cúc đường phèn mật ong: Đây chính là cách làm trà hoa cúc đơn giản nhất. Vì cách này có hoa cúc cùng hai nguyên liệu vô cùng dễ tìm là mật ong và đường phèn. Mỗi sớm thức dậy, chỉ cần một tách trà hoa cúc thơm dịu như thế này cũng đủ tỉnh táo cho cả ngày làm việc rồi.

Hương vị mật ong đường phèn giúp trà dễ uống hơn cả
Hương vị mật ong đường phèn giúp trà dễ uống hơn cả

Nguyên liệu:10gram hoa cúc khô; 20ml mật ong; 1 cục đường phèn nhỏ.

Cách làm:

Bước 1: Cho hoa cúc vào tách, cho nước ấm vào để tráng sơ qua một lượt. Điều này sẽ giúp loại bỏ đi nước đầu vì hoa cúc khô có thể vẫn còn bám bụi.

Bước 2: Rót nước sôi cho đầy tách, đậy nắp lại rồi đợi trong 3 phút để trà bắt đầu ngấm dần. Cho thêm vào đó đường phèn và mật ong đã chuẩn bị. Khuấy đều cho tan ra. Nên nhớ là đợi trà đã hơi nguội rồi mới cho đường và mật ong vào, để tránh mất đi chất dinh dưỡng của nó. Bạn có thể chuẩn bị thêm một ít bánh như bánh quy trà xanh hoặc là mứt hạt sen để nhâm nhi cho đúng điệu.

Trà hoa cúc cam thảo: Trong Đông y, cam thảo được biết đến là thần dược có khả năng điều trị chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày, đau bụng, đau cổ họng, v.v...Thế nên rất nhiều chị em nội trợ cũng có thói quen mua một ít cam thảo để sử dụng khi cần. Cam thảo có thể nấu nước uống, ngâm rượu hoặc pha trà hoa cúc cũng rất tuyệt vời.

Thức uống từ hoa cúc và cam thảo giúp trị bệnh rất tốt
Thức uống từ hoa cúc và cam thảo giúp trị bệnh rất tốt

Nguyên liệu: 10gram hoa bạch cúc khô; 2 thìa đường phèn tán nhuyễn; 10gram rễ cam thảo phơi khô.

Cách làm:

Bước 1: Đun nước sôi, cho hoa cúc, rễ cam thảo cùng với nước phèn vào để đun sôi lên. Đợi 5 phút cho tinh chất từ các nguyên liệu tiết ra hết thì tắt bếp.

Bước 2: Lọc bỏ xác, giữ lấy nước, đợi cho trà hoa cúc nguội môt chút rồi uống hoặc cho vào tủ lạnh để uống dần. Không chỉ tỏa hương thơm ngát mà trà hoa cúc cơm thảo còn có công dụng làm mát gan, hạ đường huyết và chữa đau họng vô cùng hiệu quả.

Trà hoa cúc táo đỏ với kỷ tử và táo đỏ: Đây được biết là một trong những cách làm trà pha cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi, ngoài hoa cúc còn có 2 nguyên liệu rất quý giá đó chính là kỷ tử hay câu kỷ tử và táo đỏ. Nếu như kỷ tử có công dụng chống lão hóa, cân bằng cơ thể, chữa sỏi thận thì táo đỏ lại giúp tuần hoàn máu, mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Hoa cúc, kỷ tử và táo đỏ rất tốt cho sức khỏe
Hoa cúc, kỷ tử và táo đỏ rất tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu: 1 thìa nhỏ kỷ tử; 10gram bông cúc; 2-3 quả táo đỏ; mật ong.

Cách làm: 

Bước 1: Chuẩn bị một cái ly, cho vào đó kỷ tử, táp đỏ và hoa cúc, chế nước sôi vào, khuấy đều khoảng 7-10 giây rồi chắt nước đổ đi.

Bước 2: Cho nước sôi khác vào ly sao cho vừa uống, để ngâm trong 5 phút để mọi thứ ra trà. Sau đó, đợi nguội một chút rồi bạn có thể cho thêm ít mật ong, nước cốt chanh tạo để tạo vị chua ngọt ngon hơn. Như vậy là chúng ta đã có một ly trà hoa cúc kỷ tử, táo đỏ vô cùng thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng ta có thể uống trà xong và ăn kèm cả kỷ tử, táo đỏ cũng rất ngon.

Theo các chuyên gia, mặc dù được khuyến khích nên uống mỗi ngày nhưng trà hoa cúc không phải là nước lọc, bạn có thể uống mọi lúc mọi nơi. Với trà hoa cúc, hay bất cứ loại trà nào khác, bạn chỉ nên sử dụng vào buổi sáng, ngay khi vừa thức dây. Lưu ý, nên uống sau bữa cơm 30 phút và trước lúc đi ngủ 30 phút. Việc uống trà hoa cúc vào ngày đèn đỏ cũng là một mẹo nhỏ giúp giảm co thắt cơ tử cung, từ đó giúp chị em bớt khó chịu hơn.

Khung cảnh lý tưởng nhất để thưởng thức trà hoa cúc là dưới mái hiên, người thưởng trà ngồi xếp bằng trên những sập gỗ, vừa thưởng thức những món mứt ngọt lịm, vừa nhâm nhi tách trà ngon. Tuy nhiên, không có một quy định hay chuẩn mực nào cho việc uống trà hoa cúc đúng cách, miễn sao bạn có thể thưởng thức vị ngon cũng như sự thư giãn tâm hồn qua từng ly trà ấm nóng.

Trà hoa cúc có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và cách làm trà hoa cúc cũng khá đơn giản. Thế nhưng bạn cũng không nên uống nhiều quá, bạn chỉ nên dùng 1 - 2 lần/ngày. Quan trọng là trong quá trình chế biến trà, bạn nên đảm bảo nguyên liệu cùng khâu sơ chế và bảo quản an toàn.

Nghi An