Trà mộc – Thức uống ưa chuộng của người sành trà Hà Nội xưa

Hiện nay, một số nơi sử dụng các loại chất hóa học để tẩm hương cho trà, gây hại đến sức khỏe người dùng. Do đó, trà mộc được sử dụng phổ biến hơn vừa không chỉ giúp khách hàng cảm nhận được mùi vị đặc trưng của trà, giá trị của trà Việt mà còn tránh được những loại hợp chất không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến cơ thể.

Trà mộc – Thức uống ưa chuộng của người sành trà Hà Nội xưa - Ảnh 1

Đôi nét về trà mộc

"Trà mộc" mặc dù đã xuất hiện từ thời xa xưa nhưng khái niệm về nó chưa thật sự phổ biến tại thị trường Việt Nam bởi sở thích ưa chuộng trà ướp hương của nhiều người.

Từ “Mộc” hiểu đơn giản là sự mộc mạc, nguyên chất, nguyên bản của lá trà tự nhiên mà không trải qua bất kỳ quá trình tẩm hương liệu hay độn tạp chất. Chính vì vậy, để sản xuất cho ra thành phẩm trà mộc, nguyên liệu đầu vào chuẩn và quy trình chế biến phải được kiểm định kỹ lưỡng, bảo đảm về độ sạch sẽ mới tạo ra hương vị trà mộc tự nhiên 100% .

Để sản xuất trà mộc cần nhiều chi phí và kỹ thuật tiên tiến từ khâu trồng trọt đến sản xuất. Cũng chính vì vậy mà nhiều người đã chọn cách sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để mang đến hương vị cho trà giúp tiết kiệm được công sức và chi phí. Nguyên liệu để làm trà tẩm là các loại trà chất lượng thấp, trà vụn cùng với sử dụng hóa chất để tạo hương thơm, trà tẩm chắc chắn mang lại nhiều vấn đề cho sức khỏe của người dùng.

Trà mộc – Thức uống ưa chuộng của người sành trà Hà Nội xưa - Ảnh 2

Thời xưa, người sành trà Hà Nội thường chỉ ưa chuộng trà mộc – loại trà không tẩm ướp bất kì hương hoa nào. Thậm chí, Cao Bá Quát còn nêu lên quan điểm chỉ uống trà thuần túy với mùi trà, không sử dụng trà ướp hương hoa qua bài “Kệ uống trà”:

“Người ta không kể bề ngoài

Bề ngoài diêm dúa sơ sài bên trong

Tựa như trà ướp hoa đong

Vị trà đã mất hương lòng mất theo”

Các loại trà mộc phổ biến hiện nay

Trà mộc được sản xuất theo những phương pháp truyền thống như:

- Rang: Là giai đoạn chế biến trà sau thành phẩm. Trà được rang trên chảo dưới tác động trực tiếp của hơi nóng làm hơi nước bên trong trà thoát ra nhanh hơn. Qua quá trình rang giúp hương trà và vị trà trở nên thơm và độc đáo hơn. Bên cạnh đó, vị chát của trà giảm cùng hàm lượng caffeine trong trà cũng giảm theo.

Ngoài ra, trà rang có ưu điểm nổi bật bởi hương smoke, hay còn gọi là hương khói. Với những người yêu thích trà muốn tìm một loại trà có hương vị độc đáo nhưng vẫn đảm bảo về hương và vị thì trà rang là loại trà không thể bỏ qua.

Trà mộc – Thức uống ưa chuộng của người sành trà Hà Nội xưa - Ảnh 3

Sấy: Sấy khô là quy trình không thể thiếu góp phần để làm giảm lượng nước bên trong, giúp bảo quản trà được lâu hơn. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, phương pháp sấy khô này thường được dùng nhằm bảo đảm được sự tươi ngon của lá trà tươi sau khi hái như: trà Sencha, trà Long Tĩnh,…

Tuy nhiên tại Việt Nam, trà sấy còn chưa được phổ biến do giới hạn về nguyên liệu chất lượng cao và kỹ thuật chế biến chuyên nghiệp.

Trà mộc sơ chế kiểu truyền thống: khi không có các giai đoạn chế biến sau thành phẩm. Trà được chế biến theo quy trình chuẩn và không có giai đoạn tẩm ướp hương liệu.

Nhận biết trà tẩm hóa chất, hương liệu

Thông thường trà ngon có hương vị tự nhiên,nhẹ nhàng,khi mở gói trà có mùi thơm mát,lắng đọng,tạo sự sảng khoái,lúc thưởng thức trà sẽ thấy vị trà rõ trong khoang miệng, cái vị chát nhẹ nhưng sau ngọt hậu.

Trà tẩm hương từ các loài hoa mang lại mùi thơm tự nhiên đặc trưng, không gây hại gì đến sức khỏe người dùng. Nhưng bên cạnh đó, trà tẩm hóa chất hương liệu để tiết kiệm công sức, chi phí khi mở gói trà ra thường có mùi hắc hoặc mùi hơi mốc, gây khó chịu, thậm chí nếu sử dụng quá nhiều hương liệu còn mang lại cảm giác đau đầu, chóng mặt… Vì vậy, người dùng cần chú ý hơn trong việc lựa chọn các loại trà, tránh mua phải trà tẩm hóa chất, gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản để bạn nhận biết trà tẩm:

Trà mộc – Thức uống ưa chuộng của người sành trà Hà Nội xưa - Ảnh 4

Giá thành rẻ, hương trà rất thơm nhưng lâu dần mang lại cảm giác khó chịu.

Tuy trà tẩm hương liệu thường có hương rất thơm nhưng trái lại về phần vị trà sẽ rất nhạt do nguyên liệu sử dụng là các loại trà chất lượng thấp.

Khi pha trà, nước thường chuyển sang màu nâu xỉn hoặc vàng đục, ở dưới xuất hiện nhiều cặn bẩn.

Minh Huyền