Trà nguyệt quế là gì?
Trà nguyệt quế là một loại đồ uống truyền thống thường được ủ và sử dụng phổ biến ở Ấn Độ. Loại trà này cũng khá phổ biến ở vùng Caribê và các khu vực khác trên thế giới. Lá nguyệt quế là loại thảo mộc cũng được sử dụng trong các công thức nấu ăn và ẩm thực, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để pha chế đồ uống. Bay leaf là lá của một số loài cây, bao gồm nguyệt quế, có tên khoa học là Laurus nobilis. Ngoài ra còn có các biến thể của loại cây này từ Indonesia, Ấn Độ, California và Mexico. Lá Bay cực kỳ thơm và mạnh khi sấy khô, và một lá đơn trong món hầm hoặc cà ri có thể cung cấp một lượng hương vị tốt.
Trà nguyệt quế có hương vị tinh tế và dịu hơn khi ăn và có vị cay nên khá được yêu thích. Tuy nhiên, quan trọng hơn, loại trà thảo mộc này cũng là một thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe của chúng ta.
Lợi ích của Trà nguyệt quế
Trà nguyệt quế được biết đến với một lượng vitamin C, A, canxi và magiê lành mạnh, có tác dụng hữu ích đối với hệ thần kinh và miễn dịch, chống viêm, lo lắng và béo phì.
Cải thiện chức năng của hệ thần kinh
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá nguyệt quế có thể có tác động đến hệ thần kinh trung ương, bao gồm làm dịu các rối loạn thần kinh và đảm bảo rằng giao tiếp diễn ra thuận lợi trong cơ thể.
Cải thiện sức khỏe làn da
Khi thoa trên da, lá nguyệt quế được biết là có đặc tính chữa bệnh của da, và điều này cũng đúng khi những lá này được ủ thành trà. Các chất chống oxy hóa có thể giúp làm dịu sự xuất hiện của các nếp nhăn, các đốm đồi mồi và các vết thâm, thậm chí tăng thêm độ đàn hồi cho da.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Với lượng vitamin C và vitamin A dồi dào trong trà nguyệt quế, nếu bạn uống một tách trà này thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và thậm chí giảm mức cholesterol, đồng thời duy trì sự ổn định của mạch máu và động mạch của bạn.
Hỗ trợ trong việc quản lý bệnh tiểu đường
Trà nguyệt quế có tác dụng nổi tiếng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh hóa lâm sàng và Dinh dưỡng cho thấy rằng tiêu thụ lá nguyệt quế với liều 1-3 g / ngày trong thời gian ba mươi ngày có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm tình trạng viêm
Viêm là một trong những phản ứng của cơ thể để miễn dịch. Các hợp chất trong trà nguyệt quế có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp giảm các cơn đau do viêm khớp, cũng như đau đầu, bệnh gút và các vấn đề mãn tính khác.
Có thể giúp xoa dịu căng thẳng và lo lắng
Hệ thống thần kinh trung ương phản ứng với loại trà này, có thể giúp thay đổi mức độ căng thẳng của bạn. Bằng cách tác động vào hệ thần kinh trung ương ức chế các hoocmon gây căng thẳng.
Chống oxy hóa
Một số chất chống oxy hóa trong trà nguyệt quế được biết có khả năng loại bỏ các gốc tự do và làm giảm các triệu chứng của các vấn đề về dạ dày.
Hỗ trợ tiêu hóa
Một số enzyme được tìm thấy trong trà nguyệt quế giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Điều này giúp bạn có được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Đồng thời còn giúp kích thích nhu động động ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
Tốt cho hô hấp
Trong y học truyền thống trà nguyệt quế đã được sử dụng để làm dịu ho và đau họng. Các nghiên cứu cũng cho thấy các hợp chất có trong trà này có khả năng loại bỏ đờm giúp làm dịu cơn ho của bạn.
Cách pha Trà nguyệt quế ngon
Tự pha trà lá nguyệt quế tại nhà rất đơn giản, mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn so với hầu hết các loại trà thảo mộc.
Nguyên liệu:
3 lá nguyệt quế lớn
3 cốc nước
1,5-2 cốc sữa (tùy chọn)
1-2 muỗng cà phê mật ong / đường (nếu muốn)
Hướng dẫn
Để pha trà lá nguyệt quế, cho 3 lá nguyệt quế lớn vào một nồi nước (lá tươi).
Đun sôi nước. Để trà sôi trong 5 phút rồi tắt bếp.
Để lá ủ thêm 3 phút.
Lọc bỏ lá nguyệt quế và thưởng thức trà nóng.
Tác dụng phụ của Trà nguyệt quế
Loại trà này có nhiều lợi ích tuyệt vời, nhưng cũng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn, chẳng hạn như các biến chứng với thai kỳ, tiểu đường hoặc hệ thần kinh. Cụ thể như sau:
- Bệnh tiểu đường - Tác dụng của loại trà này đối với lượng đường trong máu đã được nhiều người biết đến, nhưng tác động này cũng khó lường trước được. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên uống trà này một cách thận trọng.
- Hệ thần kinh - Tính chất thư giãn của loại trà này đối với hệ thần kinh có thể gây nguy hiểm nếu bạn có vấn đề với hệ thần kinh trung ương hoặc đang dự định trải qua bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào có thể bao gồm gây mê.
- Mang thai - Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống trà này, do các thành phần mạnh và tác dụng tiềm ẩn của nó.
Bảo Anh (theo Organicfacts)