Theo đó, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã công khai 9 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu đợt 1 bao gồm:
1. Khu nhà ở đô thị khu vực đồi Hai Đai, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư XD Thành Công Vĩnh Phú, địa chỉ tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc;
2.Khu nhà ở xã hội phường Liên bảo, thành phố Vĩnh Yên do Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư, có địa chỉ tại Phường Liên bảo, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc;
3. Khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai làm chủ đầu tư, địa chỉ tạ P. Liên Bảo và xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên;
4. Khu nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp phường Khai Quang, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân làm chủ đầu tư, địa chỉ tại P Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên;
5. Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (Giai đoạn 1) do Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (Dicorp) làm chủ đầu tư, có địa chỉ tại P. Khai Quang & xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên và xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên;
6. Khu nhà ở TMS Land Hùng Vương, do Công ty CP Tập đoàn TMS Bất động sản làm chủ đầu tư tại Phường Hùng Vương, thành phố Phúc Yên;
7. Khu nhà ở thương mại và nhà ở cho người thu nhập thấp, do Công ty CP dịch vụ TM & ĐT Trang Đạt làm chủ đầu tư, có địa chỉ tại P. Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên;
8. Dự án Khu nhà ở công nhân Hon Da, do Công ty TNHH HonDa Việt Nam làm chủ đầu tư, địa chỉ tại Phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên; Khu nhà ở đô thị Nam Phúc Yên do Công ty Cổ phần Tây Đức làm chủ đầu tư có địa chỉ tại Xã Nam Viêm, thành phố Phúc Yên…
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục công khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở đợt 2 trong năm 2021.
Về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, thì theo Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP có những lưu ý sau sau:
- Chỉ được sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (tức là chỉ ở những khu dân cư mới hình thành, không được sở hữu nhà ở trong những khu dân cư đã hiện hữu), không được sở hữu nhà ở trong khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam. Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
- Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.
Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu. Cần lưu ý, số lượng nhà ở riêng lẽ mà vị doanh nhân này được sở hữu theo Khoản 4 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP: Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó; Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2500 căn thì cá nhân nước nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn. Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án. Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nhà ở theo quy định này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
- Cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam…
Như vậy, quyền sở hữu Nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam được mở rộng, tuy nhiên có một số điểm hạn chế so với quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam. Chỉ khi Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài như trường hợp chúng tôi nêu trên thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Thanh Phong – Xuân Hậu - Thế Dương