Đề xuất mở rộng TP. Đồng Xoài (Bình Phước) lên hơn 310km2
Báo cáo tại buổi làm việc, UBND TP. Đồng Xoài cho biết: để mở rộng không gian đô thị của thành phố, đảm bảo đủ điều kiện tiêu chí cho TP. Đồng Xoài lên đô thị loại II theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và TP. Đồng Xoài nhiệm kỳ 2020-2025, TP. Đồng Xoài đề xuất điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính chủ yếu về phía bắc và phía đông thuộc huyện Đồng Phú.
Dự kiến sau khi mở rộng, diện tích tự nhiên của TP. Đồng Xoài là 310,5km2, tăng 142,8km2 so với địa giới hành chính TP. Đồng Xoài hiện hữu. Trong đó, diện tích mở rộng về xã Thuận Phú 60,5ha; mở rộng về xã Đồng Tiến 43,3km2, xã Tân Phước 17,3km2, xã Tân Hưng 21,6km2. Diện tích còn lại của xã Thuận Phú sẽ gộp vào xã Thuận Lợi, diện tích còn lại của xã Đồng Tiến sẽ gộp vào xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú.
Sau khi điều chỉnh, TP. Đồng Xoài có 7 phường: Tân Phú, Tân Bình, Tân Xuân, Tân Thiện, Tân Đồng, Tiến Thành, Tiến Hưng và 3 xã: Tân Thành, Thuận Phú và Đồng Tiến. Quy mô dân số sau khi điều chỉnh mở rộng, TP. Đồng Xoài có khoảng 200.000 người.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh đề nghị các sở ngành và các địa phương liên quan tổ chức khảo sát, kiểm tra thực địa tại các khu vực điều chỉnh để có kết quả thống nhất cuối cùng, trước khi trình UBND tỉnh và các bộ ngành xem xét quyết định.
Bất động sản ven Hà Nội trầm lắng sau “lệnh” tạm dừng phân lô, tách thửa
Không khó để "điểm mặt" hàng loạt địa phương gần đây xuất hiện tình trạng giới đầu cơ tìm gom mua những mảnh đất lớn (diện tích từ 1.000 - 2.000 m2), sau đó tách thửa, phân chia thành các lô nhỏ từ 60 - 100 m2 để bán.
Loại hình bất động sản này tăng đột biến vào năm 2021, tập trung chủ yếu ở một số địa bàn "có tin" về các đại dự án hạ tầng sẽ được triển khai như: Vành đai 3,5; vành đai 4; các dự án đô thị của các tập đoàn lớn hay việc thúc tiến độ xây dựng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc; việc Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị đưa sinh viên lên học tại cơ sở Láng - Hoà Lạc…
Khảo sát tại xã Bình Yên (huyện Thạch Thất), trường hợp xin tách thửa và số lượng đất ở trên địa bàn tăng mạnh. Nếu như năm 2018, tổng diện tích đất ở của xã là 245,88 ha thì sang năm 2020 đã tăng thêm 5,9 ha; năm 2021 thêm 6,42 ha (tăng 2,6%). Dự kiến năm 2022, đất ở tại xã Bình Yên sẽ tăng thêm 10 ha.
Hay tại xã Cổ Đông (Thị xã Sơn Tây), năm 2021, toàn xã có hơn 120 hồ sơ xin chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở, số hồ sơ được duyệt khoảng 100 với tổng diện tích hơn 7ha…
Thế nhưng, sau "lệnh" tạm dừng phân lô, tách thửa cùng với việc ngân hàng thắt chặt cho vay kinh doanh bất động sản và cơ quan thuế áp giá chuyển nhượng sát giá trị thực khiến thị trường bất động sản ven Hà Nội rơi vào tình trạng trầm lắng, lượng giao dịch giảm mạnh.Đơn cử, lô đất 500 m2 tại Tân Xã (huyện Thạch Thất), mặt tiền 10 m, đường to, vỉa hè 2 m, chào bán 18 triệu đồng/m2 cuối năm ngoái thì những ngày tháng 4 năm nay, gần như không còn khách liên hệ.
Hàng trăm nghìn tỷ đồng ứ đọng vì 'đất ở không hình thành đơn vị ở'
Thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho thấy đến tháng 9/2021, tại 15 địa phương gồm Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang) có 239 dự án bất động sản du lịch với hàng trăm nghìn sản phẩm có tổng giá trị khoảng 681.886 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại, hạn chế như nguồn lực về đất đai chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, thậm chí một số địa phương chưa thực sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thời điểm đó UBND tỉnh Khánh Hòa đã cho ra thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Trong đó, yêu cầu việc triển khai thực hiện và đưa vào khai thác dự án phải tuân thủ quy định về quản lý khu vực đất ở nhưng “không hình thành đơn vị ở” nghĩa là không có quyền cư trú (hộ khẩu).
Tại Thông báo kết luận số 1919 của Thanh tra Chính phủ ngày 4/11/2020 về 35 dự án chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác ở tỉnh Khánh Hòa, đã chỉ ra rằng quá trình thực hiện các dự án đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc chủ yếu do pháp luật hiện hành chưa có quy định về loại “đất ở không hình thành đơn vị ở” trong khu du lịch; tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện trên diện rộng về thời hạn sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư thứ cấp đã nhận chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất, thực hiện quyền cư trú…
Hoàn thiện chính sách tín dụng với bất động sản
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS Việt Nam".
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nguồn vốn vay từ ngân hàng và kênh huy động trái phiếu của doanh nghiệp (DN) BĐS đang bị thắt chặt. Đặc biệt là các thông tin tiêu cực liên quan đến các DN lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường, nhà đầu tư hoang mang và công tác phát hành trái phiếu của các nhà phát triển BĐS chân chính.
Thị trường bất động sản vẫn cần có sự hỗ trợ có chọn lọc từ nguồn quỹ tín dụng để phát triển. Ảnh minh họa: QUANG HUY
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng cần khơi thông nguồn vốn cho dự án nhà ở bình dân, giá rẻ để đáp ứng nhu cầu nhà ở của đông đảo người có thu nhập thấp và trung bình.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng những vụ việc tiêu cực liên quan đến các DN BĐS lớn xảy ra thời gian qua chỉ là cá biệt, không phải là bức tranh chung của toàn thị trường. Theo ông, chỗ nào thị trường có lỗi thì cần phải sửa nhưng bằng biện pháp mềm, tạo điều kiện chứ không bóp nghẹt thị trường.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, nhận định thị trường đang rơi vào tình trạng cung - cầu mất cân đối, cung thì giảm mà cầu thì lớn. Nhu cầu nhà ở thực tế là rất lớn, cộng thêm nhiều người đổ xô đầu tư vào BĐS để kiếm lợi nhuận.
Ông dẫn chứng ba câu chuyện khủng hoảng kinh tế trên thế giới bắt nguồn từ BĐS mà lịch sử đã chứng kiến. Đó là năm 1980, Nhật Bản rơi vào sốt giá, cơn sốt trên thị trường đã khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản hình thành bong bóng. Năm 1997, tại Thái Lan, thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng đã gây nên khủng hoảng tài chính toàn ASEAN. Năm 2008, khủng hoảng ở Mỹ do áp dụng cơ chế thế chấp gây khủng hoảng toàn cầu, ngân hàng Mỹ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để cứu thị trường. Ở Việt Nam cũng từng chứng kiến sự tàn phá của lạm phát năm 2009-2010, khiến thị trường đóng băng kéo dài.