Chống thất thu trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP.HCM
Sở TN&MT TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Cục Thuế Thành phố có hướng dẫn thống nhất Chi cục Thuế quận, huyện, thành phố Thủ Đức theo hướng: Cơ quan thuế làm việc trực tiếp với người sử dụng đất để có đề nghị điều chỉnh phù hợp, không chuyển trả hồ sơ cho cơ quan đăng ký đất đai; đồng thời có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký đất đai biết, để cập nhật tiến độ giải quyết hồ sơ và cập nhật hệ thống phần mềm đăng ký.
Cho phép tạm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để kịp thời huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở, thương mại dịch vụ (kèm theo biện pháp ràng buộc nhằm đảm bảo thu đủ ngân sách Nhà nước), giảm áp lực về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua trong các dự án nhà ở, cũng như tăng thu cho ngân sách Nhà nước khi người mua nhà ở trong các dự án được cấp Giấy chứng nhận thực hiện các giao dịch liên quan.
Đồng thời, Sở TN&MT cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị Chính phủ cho phép tạm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất để kịp thời huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở, thương mại dịch vụ, giảm áp lực về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua trong các dự án nhà ở, tăng thu cho ngân sách Nhà nước khi người mua nhà ở trong các dự 1 được cấp Giấy chứng nhận thực hiện các giao dịch liên quan.
Hai cụng công nghiệp hơn 45ha đang được tỉnh Bắc Giang mời đầu tư
Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đang mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hai cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Thế.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng CCN Đông Sơn có diện tích 25 ha. Vị trí thôn Đông Kênh, xã Đông Sơn. Còn dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng CCN Tân Sỏi có diện tích 20 ha. Vị trí thôn Tân Mải và thôn Phú Bản, xã Tân Sỏi.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng hai CCN trên để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh.
Theo Đề án nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, địa phương sẽ quy hoạch 29 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 7.840 ha. Trong đó, có 6 KCN đã thành lập và được mở rộng thêm diện tích. Điển hình là KCN Quang Châu mở rộng 90 ha; KCN Hòa Phú mở rộng 307 ha; KCN Việt Hàn mở rộng 148 ha.
Ngoài ra, Bắc Giang tiến hành sáp nhập CCN Tăng Tiến vào KCN Vân Trung; CCN Tân Mỹ - Hồng Thái vào KCN Việt Hàn; CCN Nội Hoàng vào KCN Song Khê – Nội Hoàng. Tổng diện tích sau mở rộng, sáp nhập của các KCN đã thành lập là 2.006 ha.
Bên cạnh đó, có ba KCN đã có trong quy hoạch theo công văn số 216 ngày 23/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: KCN Yên Sơn – Bắc Lũng, KCN Yên Lư, KCN Tân Hưng được tiếp tục mở rộng thêm 536 ha. Tổng diện tích sau mở rộng là 1.268 ha.
Bắc Giang cũng tiến hành quy hoạch mới 20 KCN với diện tích 4.566 ha, gồm: Tiên Sơn – Ninh Sơn (sáp nhập CCN Trung Sơn – Ninh Sơn vào KCN này); Quang Châu 2; Song Mai – Nghĩa Trung; Mỹ Thái – Xuân Hương – Tân Dĩnh; Châu Minh – Bắc Lý – Hương Lâm; Minh Đức – Thượng Lan – Ngọc Thiện; Đức Giang; Huyền Sơn; Thái Đào – Tân An; Xuân Cẩm – Hương Lâm; Hòa Yên; Yên Sơn; Đồng Phúc; Tự Lạn – Bích Sơn – Trung Sơn; Thượng Lan; Nghĩa Hưng; Ngọc Thiện; Phúc Sơn; Ngọc Lý; Mỹ Thái.
Đến giai đoạn sau năm 2030, tỉnh Bắc Giang sẽ giữ nguyên các KCN đã có trong quy hoạch. Đồng thời, mở rộng thêm một số KCN đã có trong quy hoạch thời kỳ 2021-2030 với tổng diện tích mở rộng là 270 ha, gồm: KCN Huyền Sơn mở rộng 50 ha; KCN Minh Đức – Thượng Lan – Ngọc Thiện mở rộng 170 ha; KCN Yên Sơn – Bắc Lũng mở rộng 50 ha.
Nhiễu loạn thị trường bất động sản xuất hiện ở các tỉnh Tây Nguyên
Hai năm trở lại đây, thị trường bất động sản của cả nước nói chung, đặc biệt là thị trường đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng sôi động khi lượng giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng cao.
Một số đối tượng tung tin đồn thổi hoặc đón đầu dự án quy hoạch khi chưa triển khai đã khiến giá nhiều nơi “sốt ảo”. Một số đối tượng khác dựa vào sự sôi động của thị trường đất đai có những thủ đoạn lừa gạt người dân.
Tình trạng "sốt đất ảo" đã diễn ra ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên... Nhiều chiêu trò thổi giá, tạo sóng đã được cò đất (người môi giới đất đai không chuyên nghiệp) tung ra để dẫn dụ người mua, kẻ bán.
Tại tỉnh Gia Lai, nhiều tổ chức môi giới bất động sản trong và ngoài tỉnh sử dụng bản dự thảo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 để loan tin các dự án đầu tư, thu hút đầu tư nhằm thổi giá đất chuyển nhượng để trục lợi.
Còn tại Đắk Lắk – tỉnh trung tâm vùng Tây Nguyên, giới cò đất còn tung “chiêu độc” để thổi giá đất. Những ngày đầu tháng 4/2022, dọc một số tuyến đường tại xã Hòa An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk xuất hiện tình trạng một số đối tượng đến tự ý cắm biển quy hoạch, cắm cọc phân lô rồi tung tin đồn thổi về một số dự án sắp được triển khai tại xã. Cũng từ đây, vùng quê yên bình bỗng trở nên nhộn nhịp, náo nhiệt người từ nơi khác đến tìm hiểu thông tin và mua đất.
Tại tỉnh Kon Tum, cũng với chiêu trò vẽ ra các dự án nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái bên lòng hồ Plei Krông (xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà), cuối năm 2021, các đối tượng cò đất đã tìm cách thu mua hàng chục ha đất sản xuất của nhân dân ven lòng hồ. Sau đó, tạo cơn sốt đất ảo bằng việc đẩy giá lên cao.
Thậm chí có thời điểm, các đối tượng cò đất còn hỏi mua 1 gốc cao su với giá 1 triệu đồng để thổi giá. Sau khi bán được đất với giá cao, các đối tượng này nhanh chóng biến mất, những người mua đất giờ đây đã không thể tìm được khách mua lại đất của mình.Còn tại tỉnh Kon Tum, theo thống kê của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trong quý I/2022, hồ sơ các thủ tục hành chính về “Đăng ký biến động đất đai” trên địa bàn thành phố Kon Tum tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm đến ngày 12/4, trung tâm đã tiếp nhận 7.288 hồ sơ về đăng ký biến động đất đai, bên cạnh đó phải tiếp nhận, giải quyết khoảng hơn 4000 hồ sơ đăng ký thế chấp và xóa thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Kon Tum.Điều đáng nói, cả năm 2021, số lượng hồ sơ lĩnh vực này trên địa bàn chỉ là 12.888 hồ sơ. Qua tìm hiểu, khoảng 70% số lượng hồ sơ là chuyển nhượng, số còn lại là thay đổi thông tin trên sổ đỏ. Bên cạnh đó, nhu cầu gia hạn sử dụng đất nông nghiệp lớn và nhu cầu tách thửa cũng tăng rất lớn. Điều này cho thấy, tình trạng sốt đất tại Kon Tum đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ.
TP. HCM và Bình Dương bàn chiến lược kết nối giao thông hai địa phương
Chiều 13/5, tại TP. HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cùng Thường trực Thành ủy TP. HCM đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Tỉnh ủy Bình Dương do ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương làm trưởng đoàn.
Cùng tham dự buổi làm việc về phía TP. HCM còn có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi; Chủ tịch HĐND TP. HCM Nguyễn Thị Lệ; Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu.
Về phía lãnh đạo tỉnh Bình Dương có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND TP HCM tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương của tỉnh.
Tại buổi làm việc lãnh đạo TP. HCM và tỉnh Bình Dương đã tập trung trao đổi một số nội dung liên quan đến công tác hỗ trợ, phối hợp cùng nhau, nhất là trong công tác quy hoạch mang tính chiến lược, đột phá về phát triển kinh tế vùng, các dự án kết nối hạ tầng giao thông giữa Bình Dương và TP HCM và việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương của một số đơn vị thuộc TP. HCM trong thời gian tới.
Lãnh đạo hai địa phương đã thảo luận, trao đổi về một số đề xuất của tỉnh Bình Dương, trong đó gồm 11 nội dung về hạ tầng giao thông, như: Nâng cao tĩnh không cầu Bình Triệu 1 và cầu Bình Phước 1; dự án nút giao thông Sóng Thần; kết nối đường An Bình – Đào Trình Nhất đến đường Phạm Văn Đồng; dự án đường cao tốc TP HCM – Bình Dương – Chơn Thành; các nút giao thông giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương; kết nối đường ven sông Sài Gòn;…