Quảng Bình kiểm soát mua bán bất động sản nhằm chống thất thu thuế
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Mạnh Hùng đã ký chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản (BĐS) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Theo nội dung chỉ thị, thời gian qua hoạt động mua bán BĐS diễn ra sôi nổi. UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp triển khai thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS, chuyển nhượng bất động sản góp phần hoàn thành tốt dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.Nhằm tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Cụ thể, UBND tỉnh giao Cục Thuế tỉnh Quảng Bình có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền rộng rãi và hiệu quả về chính sách pháp luật thuế để người dân, doanh nghiệp hiểu, đồng thuận và thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế có phát sinh hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, đảm bảo việc kê khai số thuế phải nộp phù hợp với thực tế phát sinh.
Đồng thời, tăng cường công tác trao đổi thông tin với Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai về thửa đất, vị trí, diện tích, tuyến đường, nguồn gốc đất, tài sản trên đất, thông tin thửa đất duy nhất... để xác định đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất.
Cơ quan Công an quản lý địa bàn lập danh sách các cá nhân, tổ chức cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê căn hộ để rà soát hồ sơ đăng ký thuế, kê khai thuế. Xác định giá tính thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, lệ phí trước bạ phù hợp với giá thực tế giao dịch chuyển nhượng bất độngsản; trường hợp phát hiện giá giao dịch trên hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thấp hơn giá giao dịch thực tế thì tổ chức kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định.
Khó khăn bủa vây, nhà ở xã hội cần được ưu ái quan tâm và tháo gỡ
Mới đây, Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra giúp thị trường bất động sản nhận được cú huých lớn, trong đó có công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân tại các khu đô thị.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay trên cả nước đã hoàn thành 275 dự án NƠXH với quy mô khoảng 147.000 căn hộ, đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ, tương đương khoảng 18,58 triệu mét vuông sàn. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã khởi công 7 dự án với khoảng 23.965 căn.
Riêng TP. Hà Nội, trong quý III và quý IV/2022 dự kiến sẽ có 2 dự án NƠXH được khởi công. Còn tại TP.HCM, dự kiến trong các ngày 25, 26 và 27/4 tới đây sẽ có hàng loạt dự án NƠXH được triển khai xây dựng, với số lượng căn hộ trên 1.300 căn. Đây là những tín hiệu tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao của người có thu nhập thấp, công nhân trong thời gian tới.
Song theo Bộ Xây dựng cũng như đại điện các Hiệp hội, doanh nghiệp, nếu những khó khăn, vướng mắc còn đang tồn tại trong công tác phát triển NƠXH được tháo gỡ, những con số nói trên sẽ cao hơn rất nhiều.
Trước những khó khăn của các doanh nghiệp cho việc phát triển NƠXH, các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cần thiết phải thực hiện giải pháp đồng bộ, hiệu quả để giải quyết bài toán này. Bởi ở hiện tại cũng như tương lai gần, NƠXH sẽ là phân khúc cần, nhằm ổn định thị trường bất động sản cũng như ổn định cuộc sống của người dân và nhu cầu về loại hình này sẽ ngày càng tăng theo thời gian.
Theo ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), có hai vấn đề chính cần phải tháo gỡ.
Thứ nhất, phải sửa đổi đồng bộ hệ thống pháp luật, từ Luật Nhà ở, Luật Thuế đến Luật Kinh doanh bất động sản. Bởi hiện nay pháp luật đang có sự chồng chéo trong các quy định. Đơn cử như Luật Nhà ở cho phép nhà ở khai thác cho thuê có thuế thấp hơn so với nhà ở kinh doanh, thế nhưng, trong Luật Thuế lại không đề cập đến nội dung này, dẫn đến bất cập trong việc áp dụng chính sách thuế cho các dự án NƠXH.
Thứ hai, đẩy mạnh quy trình làm việc với chính quyền địa phương, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11/NQ-CP, nghiêm túc dành ra 20% quỹ đất để phát triển NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại. Đồng thời, cần tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở thương mại hiện tại, để tạo phong trào phát triển NƠXH thêm mạnh mẽ.
Ngang nhiên lấn chiếm đất mương
Dẫn chúng tôi đến hiện trường, anh N., một người dân địa phương (xin giấu tên) cho biết, từ nhiều năm nay, mương nước phục vụ tưới tiêu cho các thửa ruộng trong thôn. Cạnh mương nước còn có con đường mòn có thể sử dụng xe bò, chở lúa trong mùa gặt.
Thế nhưng, từ đầu tháng 12-2021, chủ đất đã ngang nhiên cho thợ tới xây bức tường lấn chiếm ra giữa con mương. Tại hiện trường, tường gạch được xây chắc chắn, chạy dọc theo con mương.Chỉ tay về bảng số điện thoại ghi trên bảng treo trên cây trong thửa ruộng, anh N. cho biết, đây là số điện thoại của chủ đất mới, hiện tại họ đang rao bán thửa đất với giá 1,4 tỷ đồng.
So với thời điểm trước đây 2 tháng, thửa đất này đã tăng giá lên gần gấp 2. Theo anh N., thời gian gần đây, tình trạng mua bán, sang nhượng đất trên địa bàn có dấu hiệu tăng nhiệt. Do vậy, việc chủ đất cho thợ xây tường lấn chiếm một phần con mương nhằm mục đích cơi nới thửa đất, để việc sang nhượng có giá cao hơn.
Sau khi phát hiện sự việc lấn chiếm nêu trên, người dân địa phương đã chủ động trình báo với UBND xã Cam Phước Đông từ đầu tháng 12-2021, nhưng đến nay vẫn chưa thấy chính quyền địa phương tiến hành xử lý dứt điểm vụ việc khiến người dân ở thôn Giải Phóng bức xúc.
Cũng theo người dân địa phương, thời gian gần đây, tình trạng mua bán, sang nhượng đất đai trên địa bàn diễn ra sôi động. Do vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý, đồng thời sớm xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến sai phạm về đất đai.
Mòn mỏi chờ tái định cư
Tháng 5/2009, Dự án Hồ chứa nước bản Mồng, tỉnh Nghệ An được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt tại Quyết định 1478, sau đó phê duyệt bổ sung vào tháng 6/2017. Công trình xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Lòng hồ rộng 25km2, chủ yếu nằm tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần thuộc huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa).
Từ sau khi được phê duyệt điều chỉnh quy mô (tháng 6/2017), nâng cao trình đập lên tới +78,9m, thì phần diện tích 702,6ha gồm toàn bộ không gian sinh sống và sản xuất của thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân sẽ bị ngập lụt, phải di dời.
Xét thấy tầm quan trọng từ công trình trọng điểm trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý phương án tái định cư (TĐC), di chuyển 119 hộ dân với 430 nhân khẩu của thôn Thanh Sơn đến nơi ở mới. Tuy nhiên, trong 13 năm qua, dự án TĐC không được rót vốn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 119 hộ dân thôn Thanh Sơn.
Cuối năm 2021, quỹ đất khoảng 300ha thuộc thôn Đồng Trình, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân do Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa quản lý đã được đơn vị này đồng ý bàn giao để làm khu TĐC. Dự kiến, mỗi hộ dân sẽ được cấp 400m2 đất ở, 600m2 đất vườn liền kề và bình quân mỗi hộ sẽ nhận hơn 2ha đất sản xuất. Trao đổi với ông Nguyễn Hữu Tuất - Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân được biết: Hiện tại, huyện đã lập xong quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu TĐC.
“Theo như tôi được biết thì hiện Dự án Hồ thủy lợi bản Mồng đang được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2 (từ 2021 - 2025). Tuy nhiên, để chờ phê duyệt thì chắc chắn sẽ phải còn thẩm định rất lâu, và có khả năng, trong năm 2022 này chưa chắc đã bố trí được nguồn vốn để triển khai dự án. Trước tình hình đó, huyện cũng chủ động quy hoạch chi tiết khu TĐC trước, để sau khi vốn về sẽ triển khai làm luôn” - ông Tuất thông tin.