Tăng cường quản lý công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại Bắc Giang
Nhằm nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch, phục vụ công tác quản lý, phát triển đô thị, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo thống nhất việc tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về nguồn lực để lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh (chỉ tiếp nhận kinh phí để thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, không tiếp nhận tài trợ là các sản phẩm quy hoạch) làm cơ sở cho các nhà tài trợ nghiên cứu, đề xuất tài trợ.
Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu việc triển khai các quy hoạch xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ đảm bảo nguyên tắc: Doanh nghiệp tài trợ kinh phí để khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị, khu dân cư phải có cam kết hoàn toàn tự nguyện, không điều kiện, không yêu cầu hoàn trả lại kinh phí tài trợ (trong mọi trường hợp); tài trợ kinh phí để UBND các huyện, thành phố triển khai các công việc: Lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, lập quy hoạch đảm bảo tiến độ thực hiện; việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
Doanh nghiệp được chấp thuận tài trợ kinh phí lập quy hoạch chưa phải là doanh nghiệp được chấp thuận chủ đầu tư thực hiện dự án, không có quyền can thiệp vào nội dung quy hoạch. Việc lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt phải tuân thủ theo quy định pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, đất đai và pháp luật khác có liên quan; không để lợi dụng trục lợi, lợi ích nhóm… đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng.
UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm đảm bảo việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích của nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; sử dụng nguồn kinh phí tài trợ quy hoạch đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và không gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư.
Siết chặt quản lý các dự án bất động sản
Nguyên nhân của tình trạng các dự án BĐS “treo” ấy bắt nguồn từ một số doanh nghiệp (DN) BĐS lợi dụng chính sách thu hút đầu tư của các địa phương để “đục nước béo cò”, nhiều DN dù năng lực tài chính hạn chế, không có kinh nghiệm triển khai dự án nhưng vẫn đăng ký dự án đầu tư để “xí phần” rồi đợi khi giá đất tăng sẽ sang nhượng cho DN khác để kiếm lời.
Thực tế thời gian qua cho thấy, khi địa bàn Đồng Nai có nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn của Trung ương, các dự án kết nối liên vùng, đặc biệt là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được triển khai thì các DN hoạt động trên lĩnh vực BĐS nhìn thấy cơ hội kinh doanh béo bở nên tranh thủ đăng ký đầu tư dự án BĐS để đón đầu.
Nhưng khi được cấp phép đầu tư dự án rồi thì việc triển khai thực hiện lại là câu chuyện khác; một số DN thực tế đã tiến hành triển khai dự án như cam kết, nhưng cũng có những DN nhiều năm không triển khai dự án mà chờ cơ hội sang tay để kiếm lời hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Điều đó đã xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua như: Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom…
Hậu quả từ các dự án BĐS “treo” ấy khiến người dân có đất trong vùng dự án gặp khó khăn khi không thể sản xuất trên mảnh đất của mình, muốn đem giấy tờ đất thế chấp ngân hàng vay vốn làm ăn không được, việc sửa chữa nhà cửa bị xuống cấp, chia tách thửa đất cho con cái khi ra riêng cũng không xong.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần siết chặt việc kiểm tra năng lực tài chính, cấp phép đầu tư đối với các DN BĐS; tăng cường kiểm tra, rà soát lại các dự án BĐS chưa triển khai và mạnh dạn thu hồi dự án nhiều năm không thực hiện để tạo môi trường lành mạnh cho thị trường BĐS, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó cũng là điều mong mỏi của nhiều người dân có đất trong vùng dự án.
Thị trường bất động sản xuất hiện 'bong bóng' cục bộ, giá tăng nhưng thanh khoản không tăng
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản quý I/2022. Theo đó, quý đầu tiên năm nay thị trường vẫn tiếp tục chứng kiến tình trạng sốt đất cục bộ tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường,... Hiện tượng này đã và đang được các cơ quan chức năng ra tay chấn chỉnh, nhằm đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Dù vậy, xét về tổng thể, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Nguyễn Văn Đính Chủ tịch VARS cho rằng cho biết, sự hấp dẫn này đến từ 4 yếu tố.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng Việt Nam đang ngày được hoàn thiện, nhất là tại các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Đường cao tốc cũng như các cung đường kết nối, sân bay,… đang tạo ra diện mạo mới cho đất nước.
Thứ hai, đầu tư công được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng. Theo báo cáo, riêng Bộ Giao thông vận tải trong quý I năm nay đã giải ngân gần 7.500 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng quan trọng trên cả nước.
Thứ ba, gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng trong đó gần 114.000 tỷ đồng dành cho các dự án hạ tầng, 110.000 tỷ đồng dành cho các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp sẽ tạo tổng lực giúp nền kinh tế sớm phục hồi, cải thiện sức mua người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Thứ tư, Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định trong một thời gian dài, tạo nên sức cạnh tranh đáng kể của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có mảng bất động sản tăng trưởng đều đặn trong thời gian qua là một minh chứng rõ rệt.
VARS dự báo, trong năm 2022, nguồn cung mới sẽ tăng so với 2021. Tăng trưởng chung cả thị trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi các cơ chế, chính sách. Trong đó, phân khúc cao cấp và đất nền vẫn sẽ có sức hấp thụ tốt, do phù hợp hơn với nhu cầu tài sản trú ẩn. Kéo theo đó, mức giá sẽ tiếp tục tăng, tuy có thể không còn mạnh như giai đoạn trước. Giá căn hộ bình dân và có thể cả trung cấp được dự báo sẽ tăng chậm hơn để duy trì lượng hấp thụ.
Bất động sản Bình Phước lập mặt bằng giá mới
Được ví như "hoa nở muộn" trên thị trường bất động sản phía Nam, nhưng Bình Phước là một trong những địa phương ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ nhất trong 2 năm trở lại đây. Bên cạnh những ưu điểm như quỹ đất rộng, giá mềm, hạ tầng đồng bộ thì sự góp mặt của các nhà đầu lớn trong lĩnh vực công nghiệp đã thu hút lượng lớn nhà đầu tư đổ về, đẩy giá bất động sản quanh khu vực liên tục tăng mạnh.
Trong 3 năm qua, mức giá đất của Bình Phước đã tăng mạnh trung bình trên dưới 20%/năm, tùy theo khu vực khác nhau. Còn tính từ đầu 2022 đến nay, giá đất có thổ cư Bình Phước tiếp tục tăng trở lại. Điển hình như ở Đồng Xoài, nếu trước đây dao động từ 7-8 triệu đồng/m2 thì bây giờ mức giá trung bình đã lên đến 15 triệu đồng/m2. Tại Chơn Thành, những năm 2018 – 2019, mức giá đất chỉ từ 2,5-3 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên từ 5-6 triệu đồng/m2. Hay ở Đồng Phú, thời điểm trước đất có giá 4-5 triệu đồng/m2 thì nay không có giá dưới 10 triệu đồng/m2.
Đại diện một sàn giao dịch BĐS cũng nhận định, Bình Phước là một trong những địa phương ghi nhận nhiều đợt sốt nhất trong vài năm qua. Điển hình như ngay sau khi có thông tin xây dựng cầu Mã Đà nối Đồng Nai và nâng cấp tuyển DT753, một số khu vực tại Bình Phước đã có giá bán tăng từ 2 đến 3 lần. Các giao dịch mua bán diễn ra nhộn nhịp, đặc biệt là phân khúc đất nền được các nhà đầu tư rất quan tâm từ thời điểm năm 2021 đến nay. Vị này cho rằng, khi các tuyến cao tốc được hình thành và đưa vào hoạt động sẽ mang đến nhiều lợi thế phát triển hơn nữa cho khu vực, các giao dịch thậm chí sẽ còn tăng nhiệt tiếp tục trong thời gian tới.
Chuyên gia nhận định rằng năm 2022 và thời gian tiếp theo, Bình Phước sẽ là tâm điểm của thị trường nhờ giao thông và kinh tế đều phát triển mạnh. Bên cạnh đó, với lợi thế lớn bởi mặt bằng giá bất động sản còn rất thấp, những nhà đầu tư nhanh nhạy "xuống tiền" sớm sẽ chọn được vị trí tốt và biên độ tăng giá cao hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nhà đầu tư cần "chọn mặt gửi vàng" cho các chủ đầu tư và nhà phân phối uy tín…
Thanh Hóa sắp đấu giá 21 lô đất tại Triệu Sơn, khởi điểm hơn 610 triệu đồng
Cơ quan có tài sản là UBND huyện Triệu Sơn. Đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá Hợp danh HLC, địa chỉ tại 72 Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa, điện thoại: 0943496468.
Vị trí khu đất đấu giá bao gồm 21 lô đất ở thuộc MBQHCT số 8775/QĐ-UBND ngày 19/11/2020, tỷ lệ 1/500 điểm dân cư thôn 8, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn.
Các lô đất này có tổng diện tích 2.627,7 m2 (từ 121 m2 đến 167,7 m2/lô) với mức giá khởi điểm từ 610,69 triệu đồng đến hơn 1,2 tỷ đồng/lô. Tiền đặt trước từ 122 triệu đồng đến hơn 248 triệu đồng/hồ sơ tham gia đấu giá. Tiền mua hồ sơ 500 nghìn đồng/bộ.
Xem tài sản từ ngày 9/5 đến 10/5 tại mặt bằng khu đất đấu giá xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn.
Bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá tại Công ty Đấu giá Hợp danh HLC từ nay đến ngày 17/5; tại UBND xã Vân Sơn từ 8h đến 11h ngày 12/5 và 17/5.
Thời gian nộp tiền đặt trước trong ba ngày làm việc từ ngày 17/5 đến ngày 19/5. Người tham gia đấu giá nộp tiền đặt trước vào tài khoản số 09124443399 của Công ty Đấu giá Hợp danh HLC mở tại Ngân hàng TPbank – chi nhánh Thanh Hóa.
Đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp một vòng tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên.
Buổi đấu giá sẽ diễn ra vào lúc 7h30 ngày 20/5 tại Hội trường UBND xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn.