Theo đó, Năm 2023 đã có những dự đoán từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng khối lượng thương mại hàng hóa thế giới sẽ giảm xuống 1% vào năm 2023, bị ảnh hưởng nặng nề từ những biến động liên quan đến giá năng lượng tăng, lạm phát và chính sách tiền tệ. Do đó, việc cắt giảm chi phí đối với thương mại quốc tế là điều mà các doanh nghiệp cần cân nhắc trong năm 2023.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng tiềm năng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 thập kỷ, với mức trung bình chỉ 2,2% mỗi năm cho giai đoạn 2022-2030. Tỷ lệ này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 2,6% của thập niên 2011-2021 và thấp hơn nhiều so mức 3,5% trong giai đoạn 2000-2001. Ngân hàng này cũng cảnh báo tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu đang chậm lại trên diện rộng, đồng thời cho rằng tăng trưởng đầu tư giai đoạn 2022-2024 chỉ bằng một nửa so với 20 năm trước và thương mại quốc tế cũng tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều.
Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đầu năm nay cũng dự báo tương tự với WB về bối cảnh ảm đạm của kinh tế năm 2023. Kéo theo đó, ngành thương mại quốc tế ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nhiều công ty và chính phủ trên thế giới đang tìm cách cắt giảm chi phí, đồng thời giải quyết những khó khăn vốn có trong thương mại xuyên biên giới. Trong bối cảnh như vậy, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhận định Blockchain sẽ là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi thương mại toàn cầu.
Công nghệ blockchain xuất hiện và được kỳ vọng sẽ giải quyết sự phức tạp của thương mại quốc tế. WTO cho rằng blockchain có thể là cuộc cách mạng đối với thương mại toàn cầu. Tổ chức này chỉ ra rằng blockchain có khả năng cắt giảm chi phí thương mại nhờ tự động hóa các quy trình thủ công, cụ thể là trong quản lý, mã hóa tài liệu ngoại thương, thư tín dụng, đẩy nhanh hoạt động thanh toán và tự động thực hiện các thỏa thuận thông qua sự trợ giúp của hợp đồng thông minh được lưu trữ trên blockchain. Tự động hóa thương mại giúp hầu hết các hoạt động được số hóa, giảm thiểu quy trình thủ công trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho răng, Blockchain là một công nghệ đóng vai trò như một sổ cái điện tử phi tập trung, giúp lưu trữ thông tin một cách minh bạch giữa các bên, không thể giả mạo, là công cụ hiệu quả cho việc phát triển nền kinh tế số. Chính vì thế, được thành lập vào tháng 5/2022, Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức pháp nhân chính danh về công nghệ này tại Việt Nam. Trong định hướng hoạt động của mình, Hiệp hội xác định là cầu nối giữa doanh nghiệp trong ngành với cơ quan quản lý nhằm lắng nghe những góp ý, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng blockchain tại Việt Nam. Đặc biệt là các kết nối quốc tế thông qua các hoạt động được chúng tôi triển khai lan rộng và khởi điểm là sự kiện The Connect tại Thái Lan vào 15/3 vừa qua. Tiếp nối sẽ là chuỗi sự kiện kết nối quốc tế, đồng hành cùng các tổ chức chính phủ chính danh tại Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Philipin, Thuỵ Sĩ trong năm 2023
Blockchain cũng có khả năng chống giả mạo, mọi loại sửa đổi phải được cả hai bên cho phép hoặc đồng ý. Việc cắt giảm chi phí thương mại sẽ là kết quả của tăng tính minh bạch cũng như khả năng tự động hóa các quy trình của chuỗi khối như trung gian tài chính và điều phối doanh nghiệp.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng nhận định, thương mại thế giới sẽ phát triển lên tầm cao mới nhờ những ứng dụng của blockchain. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng hiện rõ sự mong manh trước các cuộc khủng hoảng, xung đột chính trị, thì việc ứng dụng công nghệ như blockchain làm tăng khả năng chống chịu của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo dự báo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến blockchain tại Việt Nam có thể đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần so với năm 2021.
Nhiều đơn vị, tổ chức đã nhận ra vai trò của blockchain trong hoạt động thương mại và bước đầu tìm cách ứng dụng.
Blockchain còn được ứng dụng nhiều trong thanh toán quốc tế. Điển hình là sau khi các ngân hàng trung ương bắt đầu khai thác các loại tiền kỹ thuật số, Visa đã thực hiện nhiều R&D để tiền kỹ thuật số có thể lưu thông an toàn qua hệ thống của mình, theo đó có 159 bằng sáng chế liên quan đến Blockchain giúp đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch và sử dụng sinh trắc học để xác minh danh tính. Tháng 12/2020, Visa công bố tích hợp với tiền mã hóa USDC để tăng tốc độ thanh toán quốc tế B2B (các nền tảng Blockchain mà công ty này sử dụng là Bitcoin, Ethereum).
Blockchain cũng được ứng dụng trong theo dõi chuỗi cung ứng, như chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Mỹ là Walmart đã ứng dụng công nghệ Blockchain để theo dõi gần 500 mặt hàng gồm hải sản, thịt và cà phê.
Chuyên gia của các tổ chức như WB, đặc biệt là WTO, cho rằng công nghệ Blockchain sẽ làm thay đổi cuộc chơi thương mại toàn cầu và xu hướng tương lai là phải tận dụng và sử dụng công nghệ Blockchain để giảm thiểu chi phí trong thương mại cũng như giao thương quốc tế. Một số lĩnh vực có thể ứng dụng Blockchain hiệu quả là tài trợ thương mại, hay trong giao dịch L/C (để nâng cao tính minh bạch, loại bỏ sự can thiệp của trung gian, số hóa chứng từ, giảm chi phí giấy tờ và thời gian giao dịch). Doanh nghiệp phải tận dụng và sử dụng Blockchain để làm nền tảng giảm chi phí, vì nếu không tập trung vào xuất nhập khẩu thì nền kinh tế có thể gặp khó khăn vì hiện kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu.
Tiến Hoàng