Trung Quốc thường được biết đến với danh hiệu Quốc gia đứng đầu về xuất khẩu trà xanh.Tuy nhiên trong phân khúc chè đen, đất nước tỷ dân này cũng không hề kém cạnh. Chè đen Trung Quốc được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chè khác nhau, từ cao cấp, đặc sản, đấu trộn cho tới chè đen giá rẻ dùng trong ngành dịch vụ ăn uống.
Theo World Tea Journey, trong năm 2019, chè đen đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu sản phẩm của Trung Quốc, đóng vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, xấp xỉ 1/5 sản lượng chè xuất khẩu của Trung Quốc.
Chè đen Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ
Sản lượng chè đen Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ đã giảm trong 5 năm qua, hiện nay do chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia và ảnh hưởng của Covid-19, tình trạng còn trễ nải hơn. Tuy vậy, sản lượng chè đen hữu cơ xuất khẩu từ TQ vào Mỹ lại tăng khoảng 66% về sản lượng.
Chè đen từ các tỉnh vành đai
Sản xuất chè Trung Quốc, từ xưa tới nay được chia thành các vùng phụ thuộc vào tình hình địa lý và khí hậu. Tuy nhiên, cách chia vùng như vậy có thể gây khó khăn trong việc tìm hiểu sản xuất và mở rộng chế biến, đặc biệt là khi các dữ liệu chỉ được thu thập ở mức độ tỉnh.
Vì vậy, thay vì sử dụng các vùng truyền thống, các vùng sản xuất chè trong bài này được chia thành các vành đai. Những tỉnh vành đai giúp tạo nên một bức tranh rõ nét về sản xuất, năng suất, và sự mở rộng của vườn chè mới.
Vành đai Phía Đông: bao gồm tỉnh An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến; Vành đai trung tâm: Thiểm Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam; Vành đai phái Tây: Tứ Xuyên, Qúy Châu, Vân Nam.
Chè đen ở vành đai phía Tây
Vành đai Phía Tây luôn dẫn đầu về sản lượng chè, bao gồm cả chè đen. Những tỉnh trồng chè tại vành đai này sản xuất hơn 40% tổng sản lượng chè đen toàn Trung Quốc. Quy mô sản xuất cũng gấp đôi so với các tỉnh nổi tiếng hơn ở vành đai phía đông như chè đen ở An Huy hay Phúc Kiến. Tỉnh Vân Nam của vành đai phía Tây là tỉnh sản xuất chè đen hàng đầu, và một mình chiếm tới khoảng 20% sản lượng chè đen trên cả nước một năm. Tỉnh có một lịch sử dài sản xuất chè đen truyền thống, bao gồm cả loại chè Khỉ Vàng với những búp trà đinh được bao phủ bởi lớp lông vàng cam óng ánh. Sản lượng chè của tỉnh Vân Nam, không chỉ dựa vào sự lớn mạnh của chè đen, mà trên tổng thể tất cả các loại chè khác bao gồm chè xanh, chè lên men( phổ nhĩ).
Chè đen ở vành đai trung tâm
Vành đai trung tâm đóng góp 17% sản lượng chè đen của cả Trung Quốc. Tỉnh Hồ Bắc là tỉnh sản xuất chè đen lớn thứ 4 cả nước nhờ vào chè đen Keemun. Loại chè này có xuất xứ từ tỉnh An Huy, tuy nhiên dần dần loại chè này cũng được mang sang trồng tại các tỉnh lân cận là Hồ Bắc và Giang Tây. Một mình tỉnh An Huy không sản xuất đủ chè để đáp ứng nhu cầu chè đen Keemun, và các tỉnh lân cận có thể sản xuất được sản phẩm chè Keemun đạt chuẩn và được chấp nhận dựa theo chat lượng, nguồn gốc và quy trình sản xuất.
Chè đen vành đai phía đông
Các tỉnh vành đai phía đông chè đen có lẽ là những tỉnh nổi tiếng hơn, mặc cho họ không sản xuất các loại chè chất lượng cao nhất. Tỉnh Phúc Kiến có vài năm vươn lên là tỉnh thứ 2 trong sản xuất chè đen, trong khi tỉnh An Huy và Chiết Giang chỉ đứng thứ 9 và thứ 10. Chiết Giang đóng góp 15% vào tổng sản lượng chè đen hàng năm.
Vành đai phía đông Trung Quốc được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ vào lịch sử xuất khẩu lâu dài của các tình trồng chè tại đây, những tỉnh này luôn đứng trong top 3 giá trị xuất khẩu chè. Cùng nhau, 3 tỉnh chiếm tới 60% tổng giá trá trị xuất khẩu chè (tính bằng đô la) và là nguồn cung chè đen xuất khẩu đầu tiên của Trung Quốc bao gồm chè Keemun, chè Lapsang Souchong, Gongfu trà.
Sự thống trị của vành đai Trung Tâm và phía Tây đồng nghĩa với việc, sự nổi tiếng của các loại chè ở vành đai phía Đông sẽ dần nhường đường cho các tỉnh sản xuất nhiều chè đen này. Cụ thể:
Nếu chỉ dựa chủ yếu vào chè đen của vành đai phía đông, thì sản lượng sẽ nhỏ hơn và giá sẽ cao hơn. Cũng giống như chè xanh, đang có dần sự chuyển biến trong sản xuất, trồng chè sang các vành đai Trung Tâm và phía Tây. Hiện tại 60% dân số Trung Quốc đang sống ở các khu đô thị, và hầu hết của các tỉnh thành thì thì tập trung ở khu vực phía đông. Đô thị hóa đồng nghĩa với tăng chi phí sinh hoạt và chi phí cho lao động. Dịch Covid19 cũng đã khiến cho sản xuất ở nhiều khu vực lộ rõ các nhược điểm, bao gồm sự phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ đến từ các vùng khác. Một lượng lớn người lao động, tại các tỉnh phía Tây đã không thể đi tới các đồi chè, nhà máy để làm việc ở các tỉnh phía Đông. Các tỉnh phía Tây chỉ có ưu thế tối đa khi là người sản xuất cuối cùng, hoặc trong khấu đóng gói, xuất khẩu, chứ không phải là người trồng.
Chất lượng chè từ các khu vực mới
Các tỉnh Trung tâm và phía Tây đang gia tăng khu vực trồng, và năng suất (kg/ha) với tốc độ nhanh chóng, do sự phát triển của nền kinh tế. Chè trở thành một loại cây trồng có giá trị cao, với nhu cầu ổn định giúp Trung Quốc có thể cải thiện nghèo đói ở các tỉnh nông thôn.
Nhiều loại chè mới sẽ xuất hiện. Các khu vực trồng chè mới sẽ tiếp tục sản xuất các loại chè tầm trung, ổn định tương tự như những loại chè có nguồn gốc ở phía Đông. Tuy nhiên, một số loại chè quen thuộc sẽ nhường đường cho các loại chè chất lượng mới. Hầu hết mỗi khu vực trồng chè đều có it nhất một hoặc nhiều hơn các sản xuất, và người sản xuất sẽ tìm kiếm sâu hơn để nâng cao danh tiếng của sản phẩm của mình. Người mua quốc tế có thể hi vọng tìm thấy cơ hội khám phá các loại chè đặc biệt, các loại chè mới từ các tỉnh ở vành đai phía Tây và Trung Tâm.
Trà đen Trung quốc thường được gọi là Hồng trà nhưng cách thức chế biến khá tương đồng với sản xuất chè đen của Srilanka và Ấn độ. Tuy nhiên, nhờ vào sự đa dạng của giống chè mới, điều kiện thổ nhưỡng và kỹ thuật điêu luyện, các phẩm Hồng trà đã đi vào lịch sử và luôn được làm mẫu cho các phẩm hồng trà khác trên toàn Thế giới. Vài năm trở lại đây, Việt Nam đã có các phẩm Hồng trà khá xuất sắc từ các cây chè Shan tuyết cổ thụ với hương và vị không phải dạng vừa, được đánh giá cao tại tất cả các cuộc thị trà từ Trung quốc, Mỹ và Pháp. Ở Việt Nam, Trà đen thường được hiểu như các loại chè đen túi nhúng, còn Hồng trà là các phẩm trà dời cao cấp hơn hẳn. Các vùng nổi tiếng với Hồng trà Việt phải kể đến các vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.
Thúy Dinh