Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của cảng Đà Nẵng đạt 904 tỷ đồng tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2022. Công ty thu về được 205 tỷ đồng lãi ròng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ.
Tính đến thời điểm 30/09/2023, Công ty ghi nhận tổng tài sản gần 2.151 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 30%, đạt hơn 248 tỷ đồng và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 54% lên gần 120 tỷ đồng. Nợ phải trả phần lớn là nợ vay dài hạn với gần 287 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (546 tỷ đồng) này là tiền gửi có kỳ hạn 4 tháng đến 12 tháng có giá trị 546 tỷ đồng được gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần với lãi suất 4,5% đến 9,2%.
Doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận đạt tăng hơn 2 lần lên 13 tỷ đồng. Trong đó, CDN chủ yếu thu về từ lãi tiền gửi. Chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên mức 4.3 tỷ đồng chủ yếu là chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng tăng lên mức 3.3 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp được công ty cắt giảm nhẹ xuống 32.5 tỷ đồng.
Kết quả, với cơ cấu chi phí mặc dù có tăng mạnh nhưng chỉ chiếm phần nhỏ nên CDN thu về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt mức 84.6 tỷ đồng và 67.8 tỷ đồng, tương ứng tăng 2.6% và 2.8% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi ròng CDN chỉ tăng nhẹ so với năm trước và đạt 205 tỷ đồng.
Giải thích cho tốc độ tăng trưởng tương đối thấp này một phần do giá cước vận tải giảm sâu, sản lượng hàng hóa thấp nhưng giá nhiên liệu tàu lại tăng phi mã. Nhũng khó khăn vẫn còn hiệu hữu nhiều khi thị trường vận tải biển quốc tế của Việt Nam hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các hãng tàu ngoại nên dù các hãng tàu ngoại tăng phụ phí, chủ hàng vẫn phải chấp nhận.
Ở thị trường nội địa, mức giá chủ yếu theo thị trường và tùy từng chính sách khách hàng của từng doanh nghiệp. Mức tăng (nếu có) cũng chỉ vài trăm nghìn đồng/container.
Ngoài ra, chi phí xây dựng cơ bản dở dang từ hồi đầu năm cho đến nay ghi nhận sự tăng mạnh từ 77 tỷ đồng lên 119 tỷ đồng. Đây là chi phí mà Cảng Đà Nẵng đang tiến hành xây dựng các dự án như; Trung tâm logistics Hoà Vang(23 tỷ đồng); khu bãi sau cầu cảng số 4,5 và một số công trình khác.
Được biết, Cảng Đà Nẵng thành lập từ năm 1901, đến nay đã và đang chứng tỏ vị trí vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam hiện nay.Nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 12km cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam; đồng thời là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra biển Đông cho toàn khu vực.
Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là Xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.200m cầu bến có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 70.000DWT, tàu container đến 4.000 TEUs, tàu khách loại lớn đến 150.000 GRT. Hệ thống cầu bến cùng các thiết bị xếp dỡ, kho bãi hiện đại, đảm bảo năng lực khai thác của Cảng lên đến 8 triệu tấn/năm.
Phát huy lợi thế về vị trí đắc địa, cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ điều hành chuyên nghiệp đảm bảo năng suất và chất lượng dịch vụ cao, những năm qua Cảng Đà Nẵng liên tục gặt hái nhiều thành tích ấn tượng, mạnh mẽ chuyển mình thành một cảng biển đa năng, có uy tín trong và ngoài nước; lượng hàng thông qua Cảng ngày càng tăng, tổng doanh thu hoạt động khai thác tại Cảng luôn vượt so với kế hoạch đề ra.
Đặc biệt sức bật của Cảng Đà Nẵng được thể hiện khá rõ nét từ sau cột mốc cổ phần hóa (tháng 7/2014) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%/ năm (riêng container tăng bình quân 20%/năm), lợi nhuận bình quân tăng gấp 5 lần so với thời điểm trước cổ phần hóa.
Hiện nay có 16 hãng tàu container thường xuyên có tàu đến Cảng Đà Nẵng với trung bình 22 - 25 chuyến tàu container/tuần, tỷ trọng container chiếm khoảng 65% so với toàn khu vực miền Trung. Những con số ấn tượng này đã giúp thương hiệu Cảng Đà Nẵng được xác lập trong ngành hàng hải Việt Nam và khu vực, tự tin khẳng định vị thế là cảng biển lớn của khu vực. Đồng thời với sự tăng trưởng bền vững của mình, Cảng Đà Nẵng đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của Tp.Đà Nẵng thông qua đóng góp bình quân mỗi năm trên 65 tỷ đồng vào ngân sách Thành phố.
Hiện tại, Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.700m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000 DWT, tàu container đến 2.500 Teus và tàu khách đến 150.000 GT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại, đảm bảo năng lực khai thác lên đến 8 triệu tấn/năm.
Tiến Hoàng