Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới

Năm 26 tuổi, cầm trên tay tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, chàng trí thức trẻ Hoàng Văn Tuấn, sinh năm 1993, quê ở xóm Phú Thọ, xã Phú Đô (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) được nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn săn đón. Thế mà, Tuấn đã từ chối dám “to gan lớn mật” đến vậy để về quê vận động bà con nông dân thành lập HTX cùng nhau khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu chè Phú Đô vươn xa ra thế giới, tạo việc làm ổn định và mang lại thu nhập cao cho bà con các xã vùng cao huyện Phú Lương.

Anh Hoàng Văn Tuấn giới thiệu về vườn chè của HTX Trà an toàn Phú Đô.
Anh Hoàng Văn Tuấn giới thiệu về vườn chè của HTX Trà an toàn Phú Đô.

Vừa ngồi trên giảng đường vừa xây dựng thương hiệu trà

Doanh nhân 9X nổi danh xứ trà là cựu học viên Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Anh Hoàng Văn Tuấn chàng trai  trẻ tràn đầy đầy nhiệt huyết với ngành trà và từng là cực sinh viên, học viên ưu tú của Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học.

Từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học chàng trai trẻ Tuấn vừa học tập vừa xây dựng thương hiệu trà xanh hữu cơ, góp phần đưa thương hiệu trà của xã Phú Đô, Phú Lương (Thái Nguyên) đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế như ngày hôm nay. Trên ghế giảng đường anh luôn chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức được truyền đạt bởi các thầy cô là PGS, TS có chuyên môn chuyên sâu, lòng nhiệt huyết và tình quý mến học trò. Trải qua suốt 4 năm dài Đại học và 2 năm học Cao học, anh Hoàng Văn Tuấn đã lĩnh hội không ít những kiến thức tinh hoa, kinh nghiệm của quý thầy, cô. Trong đó, những môn học về sinh vật, thổ nhưỡng, khí hậu, khoa học trái đất, địa hình, địa mạo..... Có rất nhiều kiến thức đươc anh Tuấn vận dụng vào thực tế để sản xuất ra trà xanh hữu cơ chất lượng tốt với sức khỏe con người cũng như bảo vệ tự nhiên. Đặc biệt, việc sản xuất nông nghiệp gắn với với du lịch trải nghiệp với mong muốn đưa người yêu trà đến trực tiếp nông trại thăm quan, trải nghiệm và thưởng thức chính những ấm trà ngon do tay du khách chế biến là mong muốn anh Tuấn muốn thực hiện.

Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới - Ảnh 1
Vừa ngồi trên giảng đường vừa xây dựng thương hiệu trà
Anh Hoàng Văn Tuấn từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học đã đam mê xây dựng thương hiệu trà xanh hữu cơ.
Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới - Ảnh 2
Ông Hoàng Văn Tuấn (thứ hai từ trái qua) giám đốc HTX Trà an toàn Phú Đô.
Ông Hoàng Văn Tuấn (thứ hai từ trái qua) Giám đốc HTX Trà an toàn Phú Đô.

Chàng trai trẻ Tuấn chia sẻ, ngay từ đầu đã có nguyện vọng được ở nhà theo nghề truyền thống nhưng bố mẹ nhất quyết không đồng ý. Anh chàng đành phải đi xin việc cho bố mẹ vui lòng. Không dừng lại ở đó, Tuấn kiên nhẫn thuyết phục bố mẹ, sau nhiều cố gắng, chàng trai thạc sĩ cũng có được cái gật đầu để được sống với niềm đam mê của một người nông dân.

Được biết, năm 16 tuổi Tuấn với hoài bão căng tràn nhựa sống với khát khao cháy bỏng làm một điều gì đó có ý nghĩa với nơi quê hương mình đã chôn rau cắt rốn. Thửa đó quê Tuấn nghèo lắm, những người nông dân trồng trà hăng say lao động trên nương trà, cái nắng đi qua những mùa hè khiến người nông dân rất vất vả với thời tiết khắc nghiệt…nhưng đánh đổi lại thu nhập giá trị kinh tế cũng không được nhiều.

Với quyết tâm và ước mơ sẽ làm ra những sản phẩm mang thương hiệu trà hữu cơ sạch Thái Nguyên. Tuấn đã học theo chỉ  dạy của bố mẹ và những kiến thức trên sách vở về cách làm trà, kỹ thuật chăm sóc…mà không cần dùng tới phân bón hóa học, hay thuốc trừ sâu như ngày nay.

Tuấn chăm chỉ, ham học hỏi và làm trà bằng cả trái tim đam mê. Bí quyết để chè ngon và mang hương vị đặc biệt theo Tuấn nằm ở trong chính cái tâm làm nghề của mình. "Làm chè là làm thức quà tinh hoa của trời đất ban tặng, nên người làm trà chân chính cần tỉ mỉ trong tất cả các khâu, không vội vàng, không lo lắng, vô lo vô nghĩ" hiện tại sản phẩm trà của Tuấn đã được đăng ký mã số, mã vạch (GS1 Viet Nam) và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Sản xuất trà hữu cơ gắn với du lịch nông nghiệp

Xu hướng khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực và ngành nông nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều bạn trẻ bằng trí tuệ và tâm huyết làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tạo sự thay đổi diện mạo mới cho nông thôn.

Anh Hoàng Văn Tuấn chia sẻ: “Mình thấy Phú Đô rất có tiềm năng phát triển cây chè nhưng bà con lại chưa biết cách sản xuất phát huy giá trị và nâng cao thu nhập. Và chỉ có sản xuất hữu cơ mới tạo ra sản phẩm sạch, phục vụ sức khỏe người tiêu dùng gắn với bảo vệ môi trường mới đem lại sự phát triển bền vững. Khi được hỏi về khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, anh Tuấn nói: “Ban đầu do chưa có kinh nghiệm và nguồn vốn hạn chế nên cũng gặp phải không ít thách thức. Sự kiên trì, quyết tâm học hỏi và giúp đỡ của mọi người giúp tôi dần vượt qua khó khăn đó”.

Trải qua,  hơn 4 năm sản xuất chè theo hướng hữu cơ, đến nay, anh Tuấn đã cùng bà con địa phương thành lập Hợp tác xã (HTX) Trà an toàn Phú Đô với diện tích hiện nay gần 7 ha với quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hóa học. Hiện, sản phẩm của HTX được bán lẻ ở khắp tỉnh thành trong cả nước và bán theo hình thức xách tay cho khách hàng ở Mỹ, Canada …với 4 dòng sản phẩm là trà búp, trà nõn, trà hoa và trà đinh…

Trong năm 2023 xã Phú Đô đăng ký thêm 03 sản phẩm trà đặt OCOP.
Trong năm 2023 xã Phú Đô đăng ký thêm 03 sản phẩm trà đặt OCOP.
Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô tích hợp sản xuất trà hữu cơ gắn với du lịch nông nghiệp.
Anh Hoàng Văn Tuấn áp dụng kỹ thuật sản xuất chè bằng than sinh học mang lại hiệu quả cao.

Nói về định hướng thời gian tới, anh Tuấn cho biết: “Với 6,95 héc ta trà nằm chọn trong thung lũng núi đá vôi khép kín với địa hình, địa mạo đẹp cách cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn chừng 3km, gắn với bản sắc văn hoá đa dạng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay...cũng như nằm trên tuyến Du lịch Hồ núi cốc (Thái Nguyên) - Ba Bể ( Bắc Kạn) - Thác Bản Giốc (Cao Bằng) cùng  sự đa dạng sản phẩm  trà với  sản phẩm trà sau chế biến từ công nghệ sạch khí hoá sinh khối, có chất lượng trà tốt  là lợi thế cho HTX từng bước xây dựng và phát triển du lịch nông nghiệp”.

“Thông qua du lịch sẽ góp phần quảng bá thương hiệu trà của địa phương cũng như gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các đồng bào dân tộc. Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có rất nhiều khó khăn như nhân sự để phục vụ du lịch còn thiếu và yếu bởi  việc đào tạo bài bản còn hạn chế, vốn đầu tư, hạ tầng, kinh nghiệm vận hành, cũng như cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước là những rào cản lớn cho sự phát triển nông nghiệp - du lịch” - anh Tuấn chia sẻ thêm.

Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới - Ảnh 3
Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới - Ảnh 4
Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới - Ảnh 5
Chàng trí thức trẻ và giấc mơ đưa hương chè Phú Đô vươn xa ra thế giới - Ảnh 6
Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô tích hợp sản xuất trà hữu cơ gắn với du lịch nông nghiệp.
Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô tích hợp sản xuất trà hữu cơ gắn với du lịch nông nghiệp.

Đặc biệt, anh Tuấn cũng tiên phong áp dụng kỹ thuật sản xuất chè bằng than sinh học “vàng đen”. Than sinh học (tên khoa học là Biochar) tận dụng từ những nguyên liệu phế phẩm trong sản xuất, chế biến gỗ, các loại cây nhỏ và vật liệu tổng hợp. Đây là sản phẩm chất đốt thân thiện với môi trường, đem lại lợi ích kinh tế khi sử dụng và được ví như “Vàng đen” cho ngành nông nghiệp.

Được biết, trên địa bàn xã Phú Đô, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) là xã thuộc khu vực đồi núi tận dụng phế phụ lâm nghiệp, nông nghiệp có sẵn từ đó anh Hoàng Văn Tuấn đã sản xuất ra "vàng đen" than sinh học để chăm sóc cho nương trà hữu cơ, bước đi mới cho nông nghiệp xã nhà, sau hơn 4 năm dùng than sinh học hiện sản lượng trà tăng lên từ 15 - 20%, tiết kiêm lượng phân bón 5 - 10% giúp thành phần cơ giới của đất trở nên xốp hơn, nhẹ hơn, cải thiện độ PH, đất có nhiều giun, vi sinh vật sinh sống hơn đây là những tín hiệu tuyêt vời cho thấy môi trường đất, sản lượng, chất lượng được nâng cao rõ rệt.

Ngày 13/5/2023, được sự đồng ý của UBND xã Phú Đô, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) Hợp tác xã Trà an toàn Phú Đô phối hợp với dự án BEST đã tổ chức buổi tập huấn vận hành bếp khí hoá sinh khối vào chế biến trà xanh hữu cơ cho các thành viên và hộ liên kết của Hợp tác xã. Được biết, thông qua buổi tập huấn nhằm đào tạo kiến thức, kỹ năng vận hành bếp và xử lý những phát sinh trong quá trình vận hành, đảm bảo vận hành an toàn cũng như chất lượng trà được nâng cao. Tại buổi thực hành vận hành bếp khí hoá sinh khối và chế biến trà tại xưởng sản xuất của HTX trà an toàn Phú Đô. Sau khi chế biến thành phẩm tiến hành đánh giá màu sắc nước trà…hương vị và so sánh chất lượng trà với chế biến truyền thống.

Với những đóng góp cho địa phương và cộng đồng, bằng cả tâm huyết nghề trà truyền thống quả không hề dễ dàng, nhưng với tinh thần không ngại khó ngại khổ anh Tuấn đã nỗ lực với tình yêu nghề, tình yêu quê hương, đất nước, với bản lĩnh doanh nhân trẻ, trí tuệ, bền bỉ là chìa khoá giúp anhTuấn đứng vững trên thị trường 15 năm nay. Với những nỗ lực không ngừng của bản thân anh vừa qua ngày 18/5 anh Tuấn được tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023...

PHI LONG