Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam: Triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Thực hiện Công văn số 81/TG-TLĐ ngày 03/3/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Tuyên giáo Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (PBGD) pháp luật trong CNVCLĐ và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Công tác tuyên truyền, PBGD pháp luật trong CNVCLĐ

Theo đó, các cấp công đoàn chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, PBGD pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền phù hợp với cán bộ công đoàn cơ sở và CNVCLĐ.

Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của CVNCLĐ, nhất là CNLĐ trong doanh nghiệp, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/06/2020 của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 59/KH-TLĐ ngày 04/9/2020 của Tổng Liên đoàn.

Trên cơ sở tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động trong CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn theo Kế hoạch số 87/KH-TLĐ ngày 20/01/2021 của Tổng Liên đoàn.

Tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ như Luật Công đoàn; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; an toàn vệ sinh lao động; phòng, chống tham nhũng; phòng chống ma túy, mại dâm; phòng, chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; pháp luật về an toàn giao thông và chủ đề tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2021 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”…

Báo cáo công tác triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGD pháp luật giai đoạn 2017-2021 gắn với việc thực hiện Tiểu Đề án 3 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho NLĐ tại các doanh nghiệp”; báo cáo kết quả theo Phụ lục gửi kèm về Ban Tuyên giáo - Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trước ngày 25/4/2021.

Cùng với đó, tổ chức các đợt tuyên truyền, PBGD pháp luật sâu, rộng trong CNVCLĐ nhân Tháng Công nhân, Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 hàng năm; áp dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, PBGD pháp luật, chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội (Fanpage Công đoàn Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), hệ thống loa truyền thanh, bảng tin nội bộ tại doanh nghiệp, tài liệu… để tránh tập trung đông người trong tình hình dịch COVID 19 còn diễn biến phức tạp.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Một là, vận động CNVCLĐ tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các phong trào thi đua yêu nước; học tập nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong lao động công nghiệp; thực hiện nếp sống văn hóa;  gắn với tổ chức thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Hai là, xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong CNVCLĐ hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, “Môi trường làm việc không khói thuốc lá”; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương, ngành, của tổ chức Công đoàn; vận động CNVCLĐ hàng ngày rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ; vận động cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức để CNVCLĐ tập thể dục giữa giờ, giảm mệt mỏi, làm việc hiệu quả.

Ba là, tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện “Văn hóa giao thông”, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; nghiêm chỉnh thực hiện không uống rượu bía khi lái xe, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi đúng phần đường, làn đường, không phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định; chấp hành quy định về an toàn giao thông khi qua đò ngang, đường ngang, đường sắt...

PV