Công dụng của các loại trà cụ trên bàn trà

Trong nghệ thuật thưởng thức trà chuyên nghiệp, không thể không nhắc đến các trà cụ. Bởi khi chọn được dụng cụ pha trà tốt, thì ta mới có thể pha ra được một bình trà mang hương vị thực sự ngon nhất và đáng thưởng thức nhất. Trà cụ rất đa dạng, phong phú mang những nét văn hóa riêng biệt, ngày càng đa dạng hơn, thanh tao và mỹ nghệ hơn.

Các nghệ nhân trà cho rằng, chọn dụng cụ pha không nhất thiết phải là loại đắt tiền, cũng không nên chọn lựa sơ sài, rẻ tiền và không cần thiết phải có quá nhiều đạo cụ. Theo đó, một bàn trà đầy đủ bao gồm nhiều loại trà cụ khác nhau. Trên bàn trà, những dụng cụ uống trà thường thấy như: Ấm trà; tống; chén; khay trà; hũ đựng trà, lọc trà, kháo trà, bộ dụng cụ gắp, lót ly… Dù là người mới thưởng trà hay những người trưởng lâu năm, đối với trà cụ chúng là vật thiết yếu nhưng đừng quá cầu kỳ đi theo một khuôn mẫu nào cả, bởi trên hết là tâm mình luôn hướng về trà. 

Công dụng của các loại trà cụ trên bàn trà - Ảnh 1

Ấm trà

Một cái ấm dùng để ngâm lá trà hoặc hỗn hợp thảo dược trong nước nóng. Trà có thể được đựng trong túi lọc hoặc ở dạng lỏng, trong trường hợp cần lọc trà, người ta ngâm lá trà trong nước trà cho đến khi trà được rót ra. Dung lượng tương ứng với số lượng người dùng. Tránh tình trạng thiếu hoặc dư không gian ấm sẽ làm cho trà nguội.

Nếu có điều kiện chúng ta nên lựa chọn ấm Tử Sa, nếu không có thể sử dụng ấm gốm Bát Tràng hoặc ấm sành sứ. Ấm sành sứ, ấm Bát Tràng được khuyên dùng để uống các loại trà xanh, còn các loại trà lên men như Ô Long, Hồng trà thì nên dùng ấm Tử Sa.

Ấm Tử Sa được giới uống trà ngưỡng mộ và được đánh giá cao để có được những chén trà ngon.
Ấm Tử Sa được giới uống trà ngưỡng mộ và được đánh giá cao để có được những chén trà ngon.

Chén trà

Chén trà cũng có 2 loại chén khác nhau: 1 là chén tống, 2 là chén quân

Chén tống: Chén tống hay còn gọi là chén chuyên là một loại chén to dùng để chuyên trà ra các chén con. Chén tống cũng có thể gọi tắt được là cốc trà, chén tống được làm từ đất nung và có tráng men sứ, có nắp đậy ở trên và bên dưới có đĩa lõm để kê vừa khít với chân cốc. Người uống trà có thể pha trà theo cách cho vài lá trà vào cốc, cho thêm nước nóng vào và đậy nắp lại để một lúc là có thể uống được. Khi nước nguội hoặc hết nước trong chén tống thì bạn có thể thêm nước sôi vào để uống cứ như vậy có thể thêm được vài tuần trà.

Chén quân: Hay được gọi là chén con, có 2 loại là chén uống trà và chén thưởng hương.

Chén uống trà có đáy nông, miệng rộng, dùng để thưởng vị và sắc của trà.
Chén uống trà có đáy nông, miệng rộng, dùng để thưởng vị và sắc của trà.

Các loại trà cụ khác

Ngoài ấm trà và chén trà trà ra ta cũng thường thấy: Khay trà, hũ đựng trà, lọc trà, kháo trà, bộ dụng cụ gắp, rót ly… tập hợp đầy đủ trên một bàn trà.

Khay trà: Khay trà để đúng chén tống, chén quân và còn có tác dụng tránh nước trà rây ra chỗ ngồi. Có nhiều loại khay khác nhau. Lựa chọn sao cho giản dị, tiện vệ sinh, khay quá cầu kỳ sẽ khiến cho những món đồ trên khay bị chìm đi.

Lọc trà: Lọc trà là dụng cụ uống trà rất quan trọng trong việc thưởng trà, có tác dụng lọc cặn xác trà nhỏ để nước trà được trong và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, đối với phong cách pha trà truyền thống của Việt Nam thì không dùng lọc mà rót hẳn nước trà có lẫn cặn trà vào trong tống luôn.

Hũ đựng trà: Nhiều người cầu kỳ thích chọn hũ đựng trà bằng đất nung. Tuy nhiên, tùy điều kiện bạn có thể chọn hũ đựng trà bằng nhôm, thiếc, thủy tinh sao cho phù hợp. Hũ đựng trà ngoài việc phải đảm bảo kín hơi, còn phải hạn chế được ánh sáng trực tiếp chiếu vào, vì đó là nguyên nhân khiến trà giảm hương vị.

Kháo trà: Bát trà có độ lớn vừa phải, chứa nước sôi dùng để vệ sinh và làm nóng các dụng cụ trước khi pha trà đồng thời dùng để bỏ nước tráng trà và bã trà sau khi dùng xong.

Vũ Nghi