Chọn ấm trà
Thường khi uống trà, người ta sẽ tạo không gian ấm cúng, thanh tịnh và để mọi người tập trung vào việc thưởng thức hương vị của tách trà. Bên cạnh đó việc chọn ấm trà phù hợp cũng góp phần tạo cảm giác thoải mái cho người thưởng trà.
Nhiều người vẫn uống trà một mình (độc ẩm) để có thời gian suy tư. Vì thế, ấm trà độc ẩm chỉ cần khoảng 70-120 ml nước, nhưng nếu có hai người (song ẩm) cùng ngồi uống thì phải dùng ấm trà từ 150-220 ml, và ấm trà từ 250 ml trở lên là dành cho bốn người.
Hiện trên thị trường có nhiều loại ấm trà được làm với chất liệu, mẫu mã như hình quả trứng, con gà hay phong thủy và giá bán cũng khác nhau. Đối với những người lần đầu làm quen với môn trà đạo, chỉ cần chọn các loại ấm bằng thủy tinh, gốm sứ với giá bán từ 350.000 đồng. Loại ấm này dễ rửa và nếu bị vỡ cũng không sao, còn nếu chọn mua ấm đất thì phải có từ 1 triệu đồng trở lên.
Kiểu thưởng thức trà độc ẩm chỉ cần 5-7 gram trà/ấm và có thể pha 3-4 lần tùy loại trà. Để thuận tiện cho người dùng, hiện nay các cửa hàng bán trà đều đã chia nhỏ những gói trà dạng này nên người dùng không cần phải phân vân làm sao có thể “cân đong” chính xác. Pha cà phê cần nước sôi 100 độ C nhưng nước pha trà chỉ cần nóng 85-90 độ C là đạt chuẩn.
Những người lâu nay uống trà đá ở các quán cà phê, khi chuyển qua uống trà đạo, chỉ cần pha khoảng 30-45 giây là được. Nếu muốn nước trà đậm hơn có thể cần 2-3 phút. Sau khi pha, trà sẽ được rót ra tống – một dạng ly dùng để chứa nước trà trước khi rót ra ly nhỏ hơn để uống. Công dụng của tống là vì lần pha đầu tiên, trà chưa đủ độ ngon mà trà bắt đầu ngon từ lần pha thứ 2, 3 hoặc 4. Vì thế, tống có tác dụng như một bình chứa để “trộn lẫn” những lần pha với nhau để có một ly trà đạt chuẩn.
Ấm trà ngon cần có trà chuẩn
“Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ ấm, ngũ quần anh”
Trà nhân nào hẳn cũng phải thuộc lòng câu nói này. Đây là 5 yếu tố quan trọng tạo nên một ấm trà ngon. Đầu tiên là nước, thứ hai là trà, thứ ba là chén, thứ tư ấm pha, cuối cùng thứ năm là bạn trà.
Đến với yếu tố đầu tiên: nước pha trà. Xưa kia, nước pha trà được dùng là loại nước tinh khiết tự nhiên, nhiều người còn lấy những giọt sương tinh khiết đọng trên lá sen làm nước ủ trà. Nay ta có thể dùng nước máy, hoặc nước lọc.
Với trà, hiện có nhiều loại trà khác nhau trên thị trường. Những dòng trà người Việt có thể dễ dàng tìm thấy như trà xanh (lục trà) như trà Lâm Đồng, trà Thái Nguyên. Trà xanh có vị chát nhẹ.
Ngoài ra còn có hồng trà, hay trà lên men. Nồng độ lên men của mỗi loại trà là khác nhau, giao động từ 25% đến 50%. Điểm đặc biệt của hồng trà là để càng lâu càng ngon. Giá có phần nhỉnh hơn trà xanh.
Hiện nay, người tiêu dùng có thể mua nhiều loại trà khác nhau trên thị trường. Phổ biến nhất là dòng trà xanh (lục trà) như trà Thái Nguyên, trà trồng ở Lâm Đồng. Trà xanh có vị đậm, chứa nhiều tamin nên tạo vị chát. Dòng sản phẩm này phù hợp với những người dưới 40 tuổi.
Trên thị trường còn có hồng trà, còn gọi là trà lên men. Tùy theo từng loại mà trà được lên men tự nhiên 25% hoặc 50%. Giá của dòng trà này cao nhưng có thể pha 8-10 nước cho mỗi ấm trà. Nếu trà xanh chỉ dùng được trong thời gian 6-12 tháng thì hồng trà để càng lâu càng ngon. Đây là dòng trà phù hợp với những người từ 50 tuổi trở lên.
Kỹ thuật pha trà
Để tạo được một ấm trà ngon, chắc chắn phải có kỹ thuật pha chuẩn. Trình tự các bước pha trà dành cho những trái tim yêu trà đạo như sau:
Dùng nước sôi 100 độ tráng từ từ bên ngoài ấm trà
Cho lượng trà vừa đủ vào ấm. Nếu uống độc ẩm cần khoảng 5 đến 7 gram trà trong một lần ấm. Từ đây bạn có thể tự nhân lên theo số lượng hoặc khẩu vị khi uống trà.
Đổ nước sôi vào ấm, nước chỉ cần trong khoảng 85 đến 90 độ là vừa đủ cho đến khi nước tràn ra ngoài, sau đó đậy nắp.
Đợi trong khoảng 15 giây, đổ hết nước trà đầu ra chén tống. Tiếp theo, bạn cầm chén tống rót ra các chén quân để tráng.
Sau khi đã đổ hết nước trà đầu, bạn tiếp tục đổ đầy nước sôi vào ấm, sau đó đậy nắp lại. Dùng nước sôi tưới lên nắm ấm và đợi trong khoảng 45 giây đến 1 phút là bạn đã có một ấm trà ngon.
Trên đây là những bước pha trà đơn giản dành cho người mới bước vào trà đạo. Nếu có chén tống, bạn có thể đổ lên chén tống trước khi đổ vào chén quân để vị trà hòa quyện và đẹp màu hơn.
Không nên hãm trà quá lâu, việc này sẽ khiến trà tiết ra polyphenylene và những loại dầu quan trọng. Trà sẽ không được trong và giữ được dưỡng chất nguyên bản, đồng thời hãm trà lâu cũng khiến cafein và tanin hòa tan, không tốt cho sức khỏe.
Mỗi bàn trà nên có chén tống để trà. Nếu không có, có thể dùng những phương pháp như “hàn tín điểm quân” hoặc “quan công tuần hành” để nước trà thêm ngon hơn.
Nhiều loại trà ngon hơn khi pha ở lần nước 2 hoặc 3. Với những loại trà này, mỗi lần pha sau bạn nên hãm lâu hơn lần trước 15 đến 20 giây để trà đậm hơn.
Hoài An (t/h)