Thị trường nông sản trong nước
Giá tiêu trong nước tăng mạnh
Đầu tuần, giá tiêu các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam tăng mạnh. Chỉ trong tháng 5 giá tiêu cả nước tăng sốc lên ngưỡng 47.000 đồng/kg, đà tăng vượt mọi dự đoán, giá tiêu hôm nay cao nhất ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 45.000 đồng tại Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) sau khi tăng thêm 1.500 đồng/kg , lên mức 45.500đồng/kg.
- Giá tiêu tại Gia La sau khi tăng 1.500 đồng/kg lên mức 45.500 đồng/kg.
- Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tuần tăng thêm 1.500 đồng/kg lên ngưỡng 47.000 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng thêm 1.500 đồng/kg trong ngày thứ Hai lên mức 46.000 đồng/kg.
- Giá tiêu tại Đồng Nai cũng tăng thêm 1.500 đồng/kg lên ngưỡng 45.000 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu tăng. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới do lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ổn định.
Giá cà phê khu vực Tây Nguyên và miền Nam đi ngang
Giá cà phê trong nước đang đi ngàng sau phiên tăng mạnh theo giá cà phê thế giới. Đầu tuần, giá cà phê hôm nay tại các tỉnh trồng cà phê trong điểm ở Tây Nguyên và miền Nam cao nhất 31.700 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam dao động từ 30.900 – 31.700
Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 30.900 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà đi ngang ở mức 30.800 đồng/kg.
- Giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (Đắk Lắk) tăng lên dao động 31.500 – 31.700 đồng/kg.
- Giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) ở mức 31.300 đồng/kg.
- Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa giao dịch mức 31.300
- Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 31.200 đồng/kg.
- Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 32.900 đồng/kg.
Giá rau củ đồng loạt giảm "sốc"
Hôm nay, tại các chợ hay siêu thị sức mua những loại rau tăng lên hẳn. Tiểu thương và người mua đều vui mừng ra mặt vì giá rau củ giảm mạnh.
Do rau củ đang vào chính vụ nên khoảng 3 tuần nay giảm giá rất mạnh. Nhất là 2-3 ngày nay, giá các loại củ giảm giá 3-4 lần so với trước. Trong đó, các loại bầu bí, củ quả như mướp, bầu, lặc lè, bí đao, củ cải… giảm sốc nhất.
Ngoài ra, đậu cove xanh trước giá 20 ngàn đồng/kg nay giảm còn 10.000 đồng/kg; củ cải 10 ngàn đồng, giờ giảm xuống 5 ngàn đồng/kg; bí đao trước bán 15 ngàn đồng/kg nay giảm xuống 5-7 ngàn đồng/kg; lặc lè, bầu, mướp trước 12-10 ngàn đồng/kg, nay giảm xuống 5 ngàn đồng/kg; dưa chuột từ 15 ngàn đồng, giảm xuống 5 ngàn đồng/kg.
Riêng các loại rau mùa hè cũng đang giảm giá sâu. Rau muống đang được bán với giá chỉ 4-3 ngàn đồng/mớ; rau mồng tơi và rau dền giảm chỉ còn 1 ngàn đồng/mớ.
Thị trường nông sản thế giới
Giá cà phê thế giới
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2020 ở mức 1.207 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2020 giao dịch ở mức 103,6 cent/lb.
Tuy các thị trường cà phê kỳ hạn đã có chút lạc quan trở lại nhưng bất ổn trên chính trường Brazil vẫn còn nguyên, trong khi đã bước vào thu hoạch vụ mùa cà phê mới năm nay và đồng Reais đang ở mức quá thấp, nên khối lượng thương mại trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn vẫn còn thấp do nhà đầu tư vẫn còn thận trọng đứng bên ngoài chờ đợi nghe ngóng thêm.
Giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 100 Rupi/tạ, tương đương 0,30% lên mức 32.750 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên sàn SMX - Singapore tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Tại Ấn Độ, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu đang ghi nhận nhu cầu giảm từ các thị trường cao cấp vì bị phong toả, theo The Hindu BusinessLine.
Việc đóng cửa thị trường APMC ở Mumbai đã ảnh hưởng đến không chỉ thương mại hồ tiêu mà cả các mặt hàng khác. Tương tự, các hoạt động bị hạn chế ở thị trường Indore, Jaipur, Delhi và Ahmadabad cũng đã ảnh hưởng đến thương mại, theo ông Kishore Shamji của Kishor Spices.
Giá cao su TOCOM tăng do hy vọng kinh tế Nhật bản phục hồi
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên qua do chính phủ Nhật Bản có vẻ sẵn sàng chấm dứt tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và các khu vực lân cận, thúc đẩy hy vọng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này có thể sớm bắt đầu phục hồi.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 1,4 JPY lên 152,9 JPY (1,42 USD)/kg.
Giá cao su cũng được hỗ trợ bởi đồng JPY yếu hơn khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này giá rẻ hơn cho những người mua sử dụng bằng đồng tiền khác.
Nhưng hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 20 CNY xuống 10.240 CNY (1.435 USD)/tấn.
Thị trường lúa mì Châu Âu tăng nhẹ
Giá lúa mì Euronext tăng nhẹ do các đánh giá trái chiều về tình trạng của vụ mùa ở Châu Âu và Biển Đen. Lúa mì xay xát giao tháng 9 tăng 1 euro hay 0,5% lên 189,25 euro/tấn, nhưng thấp hơn mức cao nhất 4 tuần tại 190,25 euro đạt được trong ngày 21/5. Khối lượng giao dịch yếu do thị trường Mỹ đóng cửa.
Giá xuất khẩu tăng tại Nga và Ukraina trong tuần trước do lo ngại về mùa vụ. Các thương nhân dự báo mưa trong tuần này tại Biển Đen cùng với triển vọng khô hạn tại Pháp, nhà sản xuất lúa mì hàng đầu của Liên minh Châu Âu.
Số liệu xuất khẩu hàng tuần của EU cộng với Anh đã đạt 30,74 triệu tấn từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, tăng 63% so với cùng kỳ một năm trước.
Hồng Anh