Theo đó, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng 6,96% trong năm ngoái. Tuy nhiên, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng leo thang không phải do cầu thị trường tăng mà do tác động của giá nguyên liệu đầu vào từ quốc tế như xăng, dầu, than, giá cước vận tải... tăng cao và khan hiếm, dẫn đến chi phí khai thác và sản xuất đều tăng, đặt gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp.
Tương tự, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng giá cao nhất, lên đến 7,2%. Điều này góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung tăng 1,4 điểm phần trăm.
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy 60% số doanh nghiệp ghi nhận tổng chi phí tăng lên so với năm trước, cao hơn so với tỷ lệ tăng lên của chi phí giai đoạn 2020-2021 (50%), tương đương tăng 10%.
Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của sự biến động giá nguyên liệu và phụ gia đến chiến lược phát triển và nâng cao uy tín của doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong năm 2023. Bên cạnh đó, sự bất cân xứng cung cầu do tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ gây nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp.
Dự báo về triển vọng kinh doanh, đa số các doanh nghiệp đều giữ thái độ thận trọng. Theo khảo sát, 60% số doanh nghiệp ghi nhận tổng chi phí tăng lên so với năm trước, cao hơn so với tỉ lệ tăng lên của chi phí giai đoạn 2020 - 2021 (50%), tương đương tăng 10%.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu không tích cực kéo theo sức cầu của vật liệu xây dựng toàn cầu yếu. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép hai tháng đầu năm 2023 đạt 92,2%, trong khi clinker và xi măng chỉ đạt 69,6%.
Các chuyên gia nhận định ngành bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm nay, kéo theo sự hồi phục chậm của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng.
Tiến Hoàng